TTĐA: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Thứ tư - 13/11/2024 22:48
1. Họ và tên học viên: Trương Hàn Đan                          
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/10/2000
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Không
7. Tên đề tài đề án: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có rối loạn ám ảnh cưỡng chế
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng (định hướng ứng dụng);         Mã số: 8310402
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thu Hương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của đề án:
Đề án đã trình bày tổng quan, đồng thời điểm luận các nghiên cứu trên thế giới, tại Việt Nam về rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Trong nội dung của đề án, các vấn đề cơ bản về rối loạn ám ảnh cưỡng chế được trình bày bao gồm dịch tễ học, nguyên nhân, hậu quả, các liệu pháp và tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-5-TR. Bên cạnh đó, đề án đã trình bày về các phương pháp đánh giá và trị liệu, với liệu pháp chính sử dụng là liệu pháp nhận thức - hành vi, kết hợp với các kỹ thuật thư giãn. Đề án hướng tới việc hỗ trợ thân chủ nữ, 21 tuổi có rối loạn ám ảnh cưỡng chế ứng phó với vấn đề của bản thân.
Trong quá trình can thiệp, thân chủ đã được giáo dục tâm lý về bản chất của các ý nghĩ ám ảnh và cơ chế tự củng cố của chúng. Kết quả can thiệp cho thấy sự thuyên giảm của các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở thân chủ. Ngoài ra, thân chủ cũng được cung cấp những kỹ năng cần thiết để ứng phó với sự tái xuất hiện của các ý nghĩ ám ảnh (nếu có) trong tương lai.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả can thiệp cho thấy hiệu quả của liệu pháp Nhận thức – Hành vi đối với hoạt động can thiệp tâm lý dành cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đối với rối loạn này, việc can thiệp thông qua tái cấu trúc nhận thức không tập trung vào việc phủ nhận các niềm tin ám ảnh, mà cần tập trung vào việc điều chỉnh các cảm giác nguy cơ, cảm giác trách nhiệm cũng như tăng khả năng chịu đựng sự không chắc chắn. Dù vậy, việc chỉ điều chỉnh về yếu tố nhận thức không có nhiều hiệu quả, và việc can thiệp để ngăn chặn hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại sẽ có nhiều hiệu quả hơn trong can thiệp rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: Không

INFORMATION ON PROJECT

1. Full name : Truong Han Dan
2. Sex: Male
3. Date of birth: October 2nd, 2000
4. Place of  birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV Dated: December 28th, 2022 from the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official project title: Psychological intervention for a client with obsessive-compulsive disorder
8. Major: Clinical Psychology                        Code: 83010402
9. Supervisors: Assoc. Prof. PhD. Tran Thu Huong.
10. Summary of the findings of the project: 
The project presented a comprehensive overview of obsessive-compulsive disorder. It  also reviewed studies about this disorder in Vietnam and over the world. Within the project, fundamental topics about obsessive-compulsive disorder were mentioned, including epidemiology, causes, consequences, treatments and diagnostic criterias according to DSM-5-TR. Additionally, the project also discussed about methods of assessing and treating obsessive-compulsive disorder, with cognitive-behavioral therapy being the primary psychological treatment combined with relaxation techniques. The project aimed to psychologically support a 21-year-old female client suffering from obsessive-compulsive disorder and help her overcome her problems.
During intervention, the client was psychologically educated about the nature of obsessions and the way obsessions reinforce themselves. Results showed that there was a reduction in the symptoms of obsessive-compulsive disorder in the client. Moreover, the client was also provided skills to cope with possible relapses in the future.
11. Practical applicability, if any:
The results of intervention proved effectiveness of cognitive-behavioral therapy for obsessive-compulsive disorder. With this disorder, cognitive intervention does not focus on changing the dysfunctional belief, instead it focuses on managing senses of danger and responsibility along with improving uncertainty intolerance. However, cognitive intervention alone is not very effective, and the intervention to prevent the repeating of compulsive behaviors will be much more efficient in treating obsessive-compulsive disorder.             
12. Further research directions, if any: None.
13. Project -related publications: None
          

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây