TTLV: Nhu cầu tham vấn tâm lí của sinh viên

Thứ năm - 04/11/2010 08:33
Thông tin luận văn "Nhu cầu tham vấn tâm lí của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội" của HVCH Chu Thị Hương Nga, chuyên ngành Tâm lí học.
Thông tin luận văn "Nhu cầu tham vấn tâm lí của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội" của HVCH Chu Thị Hương Nga, chuyên ngành Tâm lí học. 1. Họ và tên học viên: Chu Thị Hương Nga 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 07/09/1982 4. Nơi sinh: Hà Tây 5. Quyết định công nhận học viên số: : 2551/2007/QĐ - XHNV – KH&SĐH ngày: 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 7. Tên đề tài luận văn: “Nhu cầu tham vấn tâm lí của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 8. Chuyên ngành: Tâm lí học ; Mã số: 603180. 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: T.S Bùi Thị Xuân Mai, Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Xuất phát từ những khó khăn tâm lí mà sinh viên thường gặp phải trong quá trình học tập và sinh sống tại địa bàn Hà Nội, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lí của sinh viên ở một số trường Đại học trên Địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài được triển khai trên 496 sinh viên ở một số trường Đại học bằng các phương pháp nghiên cứu như: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thống kê toán học,… Đề tài đã chỉ ra nhu cầu tham vấn tâm lí hiện nay của sinh viên là rất lớn. Nhu cầu tham vấn tâm lí của sinh viên phong phú nhưng tập trung là nhu cầu tham vấn về các vấn đề liên quan đến học tập, quan hệ xã hội, phát triển năng lực bản thân và định hướng nghề nghiệp, việc làm. Đồng thời đề tài cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến việc thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lí của sinh viên. Trong đó, các yếu tố như hạn chế về quảng bá truyền thông, tính chuyên nghiệp trong hoạt động tham vấn chưa cao, ảnh hưởng của văn hoá Á Đông,… đã cản trở sự thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lí của nhiều sinh viên Đại học ở hà Nội. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số kiến nghị như tăng cường hoạt động tham vấn chuyên nghiệp thông qua thúc đẩy đào tạo chuyên môn về tham vấn, tăng cường truyền thông về tham vấn chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lí cuả sinh viên hiện nay. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, phát triển mô hình tham vấn tâm lí cho sinh viên tại các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mối tương quan giữa đào tạo cán bộ tham vấn và chất lượng tham vấn ở một số trung tâm tham vấn trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Chu Thi Huong Nga 2. Sex: Female 3. Date of birth: 07/09/1982 4. Place of birth: Ha Tay 5. Student recognition decision No. 2551/2007/QD - XHNV - KH&SDH dated 02/11/2007 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. 6. Changes during the academic process: 7. Name of thesis topic: "Demand for psychological consultancy of the students in some Universities in Hanoi city". 8. Major: Psychology; Code: 603180. 9. Supervisors: Dr. Bui Thi Xuan Mai, Faculty of Social Work, University of Labor and Social Affairs, Hanoi. 10. Summary of the findings of the thesis: Starting from psychological difficulties often encountered by the students during their study and living in Hanoi, we carried out the topic "Demand for psychological consultancy of the students in some Universities in Hanoi city". The topic was conducted on 496 students in some Universities by such research methods as investigation by questionnaire, in-depth interview and mathematical statistics. The topic has pointed out that the present psychological consultancy demand is quite huge. The demand for psychological consultancy of the students is diversified but mainly the consultancy on the issues related to study, social relations, personal capacity development and career orientation and employment. At the same time, the topic has pointed out factors impacting the satisfaction of psychological consultancy demand of the students. Among them, such factors as limited communication popularization and professionalism in consultancy that is not high and affected by Oriental culture has obstructed the satisfaction of psychological consultancy demand of the University students in Hanoi. On that basis, the topic proposed some recommendations to enhance professional consultancy through promoting professional training about consultancy, enhancing communication on professional consultancy to meet the demand for psychological consultancy of the students at present. 11. Practical applicability: The research topic serves as scientific basis to the thesis: For the construction and development of psychological consultancy model for the students in Universities and Colleges at present. 12. Further research directions: The correlation between consultant training and consultancy quality in some consultancy centers in Hanoi city at present.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây