TTLV: Cựu du học sinh Việt Nam: tái hoà nhập và tái thích ứng

Thứ tư - 03/11/2010 00:29
Thông tin luận văn "Cựu du học sinh Việt Nam: tái hoà nhập và tái thích ứng xã hội" của HVCH Phạm Ngọc Yến, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Cựu du học sinh Việt Nam: tái hoà nhập và tái thích ứng xã hội" của HVCH Phạm Ngọc Yến, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Phạm Ngọc Yến 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 05/12/1984 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SDH ngày 03/11/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Từ 09/2008 – 08/2010: bảo lưu kết quả học tập, tạm ngừng một năm 7. Tên đề tài luận văn: Cựu du học sinh Việt Nam: tái hoà nhập và tái thích ứng xã hội 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh - PGĐ Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trưởng bộ môn Lí thuyết và các phương pháp nghiên cứu Xã hội học - ĐH Quốc gia Hà Nội 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Nghiên cứu tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của du học sinh khi về nước, những yếu tố tác động và định hướng tái hoà nhập xã hội của họ. Kết quả cho thấy du học sinh có nhiều thuận lợi lớn, như việc có điều kiện phát triển sự nghiệp tốt, có cơ hội nâng cao địa vị và được coi trọng trong xã hội. Tuy nhiên, họ cũng gặp phải nhiều vấn đề trong việc thích ứng trở lại với cuộc sống xã hội, trong đó có những vấn đề về sốc văn hoá ngược dẫn tới những vấn đề trong quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè và xã hội. Sự thất vọng về môi trường làm việc và cuộc sống xã hội do thiếu những chuẩn bị về mặt kiến thức và tâm lí khiến cho du học sinh gặp những vấn đề tâm lí trong một giai đoạn sau khi về nước. Vấn đề của du học sinh gặp phải khi trở về Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, cũng như thời gian họ sống ở nước ngoài và mức độ duy trì liên lạc với gia đình bạn bè trong nước. Nghiên cứu cũng chỉ ra những phương hướng tái hoà nhập và tái thích ứng xã hội của du học sinh. Du học sinh hầu hết đều thành công trong việc tái thích nghi xã hội thông qua việc thay đổi một phần bản thân cho phù hợp với môi trường xã hội, song song với việc chuyển đổi nơi ở, đổi công việc. Việc sống khép kín hoặc chống đối lại giá trị xã hội hầu như không có trong cách thích ứng của du học sinh trở về nước. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nghiên cứu giúp cho du học sinh đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài có cái nhìn toàn diện về cuộc sống khi về nước, để họ chuẩn bị tâm lí cũng như có thể động lực để trở về làm việc trong nước. Nghiên cứu đồng thời giúp những nhà hoạch định chính sách hiểu thêm về những khó khăn của cựu du học sinh nhằm đề ra những giải pháp để tận dụng tối đa nguồn nhân lực này trong quá trình phát triển đất nước. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) Nghiên cứu này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nghiên cứu viên đề xuất cần có thêm những hướng nghiên cứu tìm hiểu tính phức tạp và đa dạng của các nhóm cựu du học sinh khác nhau, những định hướng cụ thể của họ, nhằm mục tiêu đưa đến những chính sách chống chảy máu chất xám và tận dụng nguồn nhân lực tốt nhất. Đồng thời, nghiên cứu cũng có thể góp phần tìm ra những khía cạnh mới của sự tái hoà nhập và tái thích ứng xã hội của các nhóm xã hội tương tự. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Ngoc Yen 2. Sex: Female 3. Date of birth: 05/12/1984 4. Place of birth: Ha Noi 5. Admission decision number: 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SDH. Dated 03/11/2006 6. Changes in academic process: 09/2008 – 08/2010: reserve academic record, defer for 1 year 7. Official thesis title: Graduates returned to Vietnam: re-integration and re-adaptation 8. Major: Sociology 9. Code: 60.31.30 10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Quy Thanh - Deputy Director of Institute for Education Quality Assurance, and Head of Department of Theory and Methodology of Sociology - Vietnam National University, Hanoi 11. Summary of the findings of the thesis: The study examined the advantages and disadvantages of returned graduates, factors to impact the process of re-adaptation and reintegration, and coping strategies that returners chose. Findings pointed out that returned graduates have big advantages, such as opportunities to develop their careers and high status in the society. However, they also had to face with many problems in re-adapting with the social life, including reverse cultural shock which led to problems in relationships with family, friends and community. The disappointment about working environment and daily life due to the lack of preparation caused returned graduates psychological problems when they came back. Problems of returners are affected by age, gender, marital status as well as the length of time they spent in foreign countries and frequency of contacts they maintained with family and friends in Vietnam. The study also pointed out that most returners were successful in re-adaptation through changing to fit in the society, along with creating a more suitable environment through changing job or accommodation. Alienation and rebellious way of acting is rarely the choice of returners during re-adaptation process. 12. Practical applicability: The study helps students who are studying in the foreign countries have a better understanding about the life when they come back to Vietnam, so that they can be prepared and have more motivation to come home. The study also helps policy makers to understand the difficulties that returned graduates had to face with, so that they can advocate for solutions to make best use of these target group as human resource for development. 13. Further research directions, if any: This topic is still new in Vietnam. I recommend that further studies to look into the various characteristics of different groups of returned graduates, their orientation. More understandings about this group is aimed to issue more policies to prevent brain drain to make best use of our human resources. Also, studies on re-adaptation and reintegration will enrich the theoretical perspectives for further analysis of this phenomenon with other groups. 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây