TTLA: Nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia

Thứ sáu - 14/12/2018 04:01

Tên tác giả: Hoàng Thị Giang

Tên luận án: Nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia

Ngành khoa học của luận án:

Chuyên ngành: Đông Nam Á học                                          Mã số: 62 31 06 10

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường ĐH Khoa học Xã hội &Nhân văn – ĐHQGHN

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

* Mục đích nghiên cứu: - Luận án được thực hiện nhằm cung cấp một bức tranh tổng quan, toàn diện, toàn cảnh về nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia. Thông qua các yếu tố về đặc điểm cấu trúc nhà, các phong tục và nghi lễ trong quá trình dựng nhà, từ đó làm sáng tỏ bản sắc văn hóa của người Jawa thông qua ngôi nhà ấy. Đồng thời tìm ra những biến đối của ngôi nhà truyền thống với ngôi nhà hiện đại ngày nay, bước đầu đưa ra các hướng bảo tồn, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Java nói riêng, của các tộc người Nam đảo nói chung.  

* Đối tượng nghiên cứu: là nhà Joglo của người Jawa ở làng Kotagede thuộc Yogyakarta , Indonesia

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

        Để thực hiện được mục tiêu đề ra, tác giả luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau.

Trước hết, đó là tổng hợp và phân tích tài liệu. Nguồn tài liệu là những bài báo, sách vở bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Indonesia. Quá trình phân tích và tổng hợp tài liệu sẽ giúp tác giả kế thừa được thành quả nghiên cứu của những người đi trước, tận dụng được các tư liệu, ý kiến của các nhà khoa học phục vụ cho việc triển khai đề tài nghiên cứu cụ thể của mình.

Phương pháp miêu tả, đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình làm luận án bởi nhà ở thuộc phạm trù văn hóa vật chất nên việc miêu tả sẽ cho thấy được hình dạng cũng như cấu trúc tổng thể của ngôi nhà.

        Đối chiếu và so sánh là phương pháp cũng sẽ được áp dụng nhằm mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về cấu trúc nhà ở và phong tục tập quán dựng nhà của các tộc người, qua đó góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hoá tộc người.

        Phương pháp điền dã, trong khi thực hiện luận án này, năm 2012, nhân dịp sang học tập tại Jakarta, tác giả đã có thời gian đi thực địa tại ngôi làng Kotagede thuộc tỉnh Yogyakarta. Vì điều kiện thời gian nên chuyến thực địa chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, do đó, tác giả không thể có được những tư liệu sâu sắc và đầy đủ như những điều kiện cần thiết của một nhà nghiên cứu dân tộc học hay điều tra xã hội học, song tác giả cũng đã được quan sát trực tiếp ngôi nhà truyền thống của người Jawa và cũng được tiếp xúc, phỏng vấn một kiến trúc sư, một nhà nghiên cứu đang làm việc tại trung tâm giữ gìn di sản văn hóa của Kotagede. Đó là Pak Suryanto. Sau này, trong quá trình làm luận án, vì điều kiện xa xôi nên tác giả cũng đã trao đổi qua email và nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ông. May mắn hơn, khi về Việt Nam, tác giả cũng đã được gặp và tiếp xúc với ông Lê Văn Thọ, người Jawa đang sống tại Hà Nội, hiện đang công tác tại phòng Đối ngoại VOV5 của Đài Tiếng nói Việt nam. Những sự chỉ dẫn và đóng góp của mọi người cũng là nguồn tư liệu quý cho tác giả khi thực hiện luận án này.

3. Kết quả chính và kết luận

3.1.Các kết quả chính

  • Dựng lại được bức tranh nhà Joglo của người Java ở Indonesia thông qua cấu trúc nhà, các phong tục và nghi lễ dựng nhà.
  • Phân tích, tìm ra nguyên nhân và sự biến đổi của nhà truyền thống với ngôi nhà Joglo hiện đại ngày nay
  • Là cơ sở để so sánh với nhà ở của các tộc người Nam đảo khác ở Việt Nam nói riêng, ở Đông Nam Á nói chung.
  • Từ đó đưa ra các giải pháp trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

3.2. Kết luận

  • Thứ nhất, nhà ở là một thành tố văn hóa vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Thông thường, mỗi tộc người khác nhau thì sẽ có những kiểu kiến trúc nhà ở khác nhau. Nhà ở không chỉ thể hiện giá trị văn hóa vật chất thông qua công trình kiến trúc, trình độ kỹ thuật, óc thẩm mỹ…mà nó còn thể hiện giá trị văn hóa tinh thần của một tộc người diễn ra trong ngôi nhà đó.
  • Thứ hai, qua tìm hiểu, chúng ta thấy nhà của người Jawa có 5 loại, đó là Kampung, Limasan, Panggangpe, Tajub và Joglo. Trong đó, Tajub là nhà dành cho nơi cầu nguyện, còn Joglo là nhà ở truyền thống của người Jawa. So với các loại nhà kể trên thì nhà Joglo được xây trên một diện tích rộng, sử dụng nhiều nguyên vật liệu là gỗ Jati, có chi phí cao. Ở Indonesia, nhà Joglo rất đa dạng và phong phú. Nhà của những người thuộc tầng lớp nghèo thì đơn giản, chủ yếu gồm 3 phần chính: đó là Pendapa, Pringgitan và Dalem. Còn đối với tầng lớp quý tộc, những người có điều kiện về kinh tế thì ngôi nhà của họ đầy đủ hơn, ngoài 3 phần trên còn có thêm phần phụ là Gandhok. Mỗi phần khác nhau trong ngôi nhà đều có chức năng riêng biệt.
  • Thứ ba, để xây dựng được ngôi nhà Joglo như ý muốn, người Jawa phải tiến hành các phong tục và nghi lễ rất cẩn thận. Đối với phong tục dựng nhà, người Jawa chú ý từ cách chọn ngày, chọn giờ, chọn đất, chọn hướng nhà, chọn thời gian tốt để xây nhà. Họ tính toán dựa vào lịch của người Jawa, đồng thời họ kiêng kị và tránh những điều xấu trong quá trình dựng nhà. Đối với các nghi lễ dựng nhà, họ thực hiện đầy đủ các nghi lễ trước, trong và sau khi kết thúc việc dựng nhà. Họ quan niệm, nếu lựa chọn và chuẩn bị tốt các công đoạn trên thì quá trình xây dựng nhà sẽ suôn sẻ, gia chủ của ngôi nhà sẽ gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.
  • Thứ tư, qua so sánh với nhà ở truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận – Việt Nam, chúng ta thấy nhà truyền thống của người Jawa và người Chăm có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Điểm tương đồng là cấu trúc nhà ở tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ. Nhà của tầng lớp nghèo thì đơn giản, nhà của tầng lớp quý tộc, có điều kiện về kinh tế thì đầy đủ hơn. Hay điểm tương đồng trong các phong tục dựng nhà như việc lựa chọn ngày giờ tốt, gỗ tốt, thời gian tốt để xây dựng nhà; các nghi lễ trong quá trình xây dựng nhà, cũng như các biểu tượng trang trí trong ngôi nhà. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt trong quá trình xây dựng nhà của hai tộc người, đó là người Jawa tính toán dựa vào lịch của người Jawa, còn người Chăm dựa vào lịch của họ.
  • Thứ năm, hiện nay do có sự thay đổi về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội nên nhà Joglo của người Jawa trước kia so với hiện nay cũng có nhiều thay đổi về kích thước, hình dáng, cách bố trí cũng như phong tục và nghi lễ…
  • Cuối cùng, với những nội dung cơ bản được triển khai như trên, luận án Nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia có một số đóng góp mới. Trên phương diện học thuật, luận án góp phần bổ sung cho hệ thống tài liệu nghiên cứu học thuật, giảng dạy về văn hóa Đông Nam Á nói chung, về văn hóa nhà ở của người Jawa ở Indonesia nói riêng. Về mặt thực tiễn, luận án sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết về văn hóa lẫn nhau giữa Indonesia và Việt nam nói riêng, giữa Indonesia với các nước Đông Nam Á nói chung.

                                                                                  SUMMARY OF DOCTORAL DISSERTATION

Author: Hoang Thi Giang

Dissertation’s name: The Joglo house of Javanese in Indonesia

Major: Southeast Asian studies                                                 Code: 62 31 06 10

Postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi

  1. Objectives and research subjects of the dissertation
  • Objectives: The dissertation is aimed at providing a comprehensive and general picture of the Joglo house of the Javanese in Indonesia. By dissecting the structural features and construction customs and rituals, the dissertation detects the cultural identity of the Javanese through this kind of house. The dissertation also elucidates the transformations of traditional the Joglo house into its modern counterpart, thereby suggesting solutions for preverserving, protecting and promoting the traditional cultural values of the Javanese in particular and the Austronesian peoples in general.
  • Research subjects: the Joglo house of the Javanese at Kotagede village, Yogyakarta, Indonesia.

       2. Research methods:

To fulfill the objectives of this dissertation, the author combines different research methods.

First is information synthesis and analysis. The sources of information are books and articles written in Vietnamese, English and Indonesian languages. The process of analyzing and synthesizing sources helps the author recognize and inherit the findings made by previous researchers, and make use of the materials and opinions of other scholars to develop personal observations.

Descriptive methods are essential to making the dissertation, because houses belong to the category of tangible culture so descriptions can show their physical features and overall structures.

Compare and constrast is a method that aims to find the similarities and differences in terms of the structures and construction patterns among different ethic groups, thereby helping to demonstrate different ethnic identities.

A field trip was paid by the author of this dissertation in 2012 to the village of Kotagede, Yogyakarta province, Jakarta. Due to time restrictions, the duration of the field trip was short, so the author was not able to obtain detailed and profound information as required of an anthropologist or social surveyist, but had a chance to directly observe the traditional houses of the Javanese and conduct an interview with an architect-researcher working at the center for cultural heritage preservation at Kotagede. While working on the dissertation, due to geographical distance, the author contacted via emails and received enthusiastic support from him. More fortunately, upon returning to Vietnam, the author was able to meet with Mr. Le Van Tho, a Javanese living in Hanoi and working at the VOV5’s Section of Foreign Affairs, VOV. The instructions and feedback of these people are also useful sources for this dissertation.

      3. Main results and conclusions

3.1 Main results:

  • Reconstructed the image of the Joglo house of the Javanese in Indonesia through its structure and construction patterns and rituals.
  • Analyzed and identified the causes and transformations of the traditional Joglo house into its modern counterpart.
  • Provide criteria for comparing the houses of the Austronesian peoples and those of the Vietnamese and Southeast Asian peoples.
  • Suggest solutions for the preservation and promotion of traditional cultural values.

3.2 Conclusions

  • First, houses are an extremely important cultural component of human life. Normally, each ethnic group has its own architectural styles. Houses reflect not only material values through their architectures, aesthetics and construction skills, but also the concomitant spiritual values of each ethnic group.
  • Second, it can be seen that there 5 types of Javanese houses, Kampung, Limasan, Panggangpe, Tajub and Joglo. Among them, Tajub houses are used as religious sites, while Joglo ones are traditionally used as living places. Compared to other types, the Joglo house is constructed on a large platform and mostly by Jati wood, which is expensive. In Indonesia, Joglo houses are diverse and varied. The houses of poor people are simple, consisting of only three parts: Pendapa, Pringgitan and Dalem. For noble people, who are economically wealthy, their houses are more elaborate and include another part called Gandhok. Each part of a house has its own function.
  • Third, to construct a desirable Joglo house, the Javanese have to conduct intricate customs and rituals. Regarding customs, the Javanese carefully choose the appropriate time, site, location and direction of a house. They calculate these factos with the Javanese calendar, and avoid taboos and bad sayings during the process. Regarding rituals, they make all of the rituals before, during and after the construction. For them, the careful selection and preparation of these steps contribute to neat constructions and bestow ample luck and happiness upon the owners.  
  • Fourth, by comparing Joglo houses with the traditional houses of the Cham in Ninh Thuan-Vietnam, we can see both similarities and differences. One similarity is that a house’s structure depends on the economic being of its owner(s). Houses of the poor are simple, while those of the noble are more exquisite. Another similarity is the careful selection of time, wood and site to construct a house; as well as construction rituals and decorative symbols. However, differences exist, such as when the Javanese use Javanese calendars while the Cham use Cham calenders.
  • Fifth, due to many changes in natural and socio-economic conditions, the Joglo house of the Jawanese today has transformed in terms of its size, shape, furniture arrangement, and construction customs and rituals. 
  • Finally, given the above results, the dissertation has made some new contributions. Academically, the dissertation becomes another reference for studying and teaching Southeast Asian culture in general and housing culture of the Jawanese in Indonesia in particular. Practically, the dissertation contributes to increasing mutual cultural understanding between Indonesia and Vietnam in particular, and between Indonesia and other Southeast Asian countries.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây