1. Họ và tên học viên: Tạ Thanh Loan 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/03/1997
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV Ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Căn cứ theo Quyết định số 2453/QĐ-XHNV của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội về Việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học.
Thời gian kéo dài: từ ngày 27/11/2021 đến ngày 26/05/2022.
7. Tên đề tài luận văn:
Diễn ngôn nữ quyền trong sáng tác của Shin Kyung Sook (trường hợp Cô gái viết nỗi cô đơn, Hãy chăm sóc mẹ)
8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 8229030.03
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Thục
Cơ quan công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về diễn ngôn nữ quyền trong sáng tác của Shin Kyung Sook qua tiểu thuyết Cô gái viết nỗi cô đơn và Hãy chăm sóc mẹ. Mục đích của luận văn là thông qua nghiên cứu lý thuyết về diễn ngôn nữ quyền trong văn học tiến tới định hình những đặc điểm diễn ngôn nữ quyền thể hiện trong sáng tác của Shin Kyung Sook, để từ đó khám phá ra những yếu tố góp phần hình thành nên phong cách sáng tác của nữ nhà văn cũng như tiếng nói của họ về xã hội đương thời. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn rằng từ việc định hình vấn đề diễn ngôn nữ quyền có thể mở ra một cách thức tiếp cận mới cho tiểu thuyết của Shin Kyung Sook dựa trên những kiếm tìm nét độc đáo, mới mẻ của lối viết từ chủ thể sáng tạo nữ trong việc thể hiện tiếng nói của người phụ nữ về chính họ và thế giới của họ. Bên cạnh đó, luận văn sẽ làm rõ thêm đóng góp của tiểu thuyết Shin Kyung Sook vào tổng thể giá trị tinh thần của một dân tộc; để từ đó giúp bạn đọc Việt Nam có được những hiểu biết lí thú về thế giới bản thể nơi con người cũng như văn hoá đất nước Hàn Quốc đương đại. Đây cũng sẽ là cơ hội quý báu để chúng tôi có thể được tiếp xúc và trải nghiệm một nền văn học còn chứa đựng nhiều bí ẩn đầy sức hấp dẫn không thể chối từ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động học tập, nghiên cứu và giảng dạy văn học ở trường phổ thông và các trường Đại học, Cao đẳng thuộc khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Bổ sung thêm tư liệu cho quá trình đọc sáng tác của Shin Kyung Sook nói riêng và tiểu thuyết Hàn Quốc hiện đại nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Diễn ngôn nữ quyền trong nghiên cứu tiểu thuyết Hàn Quốc hiện đại.
- Diễn ngôn nữ quyền trong nghiên cứu văn học Hàn Quốc.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Ta Thanh Loan 2. Sex: Female
3. Date of birth: 12/03/1997
4. Place of birth: Hai Phong city
5. Admission decision number: 4420/2019/QĐ-XHNV signed by Rector the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. Dated 26/11/2019.
6. Changes in academic process:
Pursuant to Decision No. 2453/QĐ-XHNV of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University on the extension of study time for graduate students.
Extended period: from November 27, 2021 to May 26, 2022.
7. Official thesis title: Feminist discourse in Shin Kyung Sook’s composition (through The girl who wrote loneliness, Please Look After Mom)
8. Major: Foreign Literature 9. Code: 8229030.03
10. Supervisors:
Ph.D Tran Thi Thuc, Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis is an in-depth study on feminist discourse in the composition of Shin Kyung Sook through the novels The girl who wrote loneliness and Please Look After Mom. With purpose of shaping the characteristics of feminist discourse in Shin Kyung Sook's works, through theoretical research on feminist discourse in literature, and discovering the factors that contribute to the formation of female writers' style of writing as well as their voices about contemporary society. We hope that shaping the feminist discourse, it is possible to open a new approach to Shin Kyung Sook's novels based on the search for unique and new features of style from female creatives in expressing women's voices about themselves and their world. Besides, the thesis will clarify the contribution of Shin Kyung Sook's novel to the overall spiritual value of a nation, and support Vietnamese readers gain interesting insights into the ontological world in contemporary Korean people and culture. This will also be a valuable opportunity for us to be exposed to and experience a literature that still contains many mysteries full of undeniable attraction.
12. Practical applicability, if any:
- To serve as a reference for the activities of studying, researching and teaching literature in high schools, universities and colleges in the field of Social Sciences and Humanities.
- Adding additional materials for the process of reading Shin Kyung Sook's works in particular and modern Korean novels in general.
13. Further research directions, if any:
- Feminist discourse in modern Korean novels.
- Feminist discourse in Korean literature research.
14. Thesis-related publications: