1. Họ và tên học viên: Lê Trần Vân Anh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/06/1996
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV Ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian học tập từ 27/11/2021 đến 26/05/2022
7. Tên đề tài luận văn: Trợ giúp tâm lý cho một người trưởng thành trẻ tuổi có biểu hiện rối loạn lo âu
8. Chuyên ngành: Tâm lí học lâm sàng; Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Thị Hồng Thái
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Về mặt lý luận:
Luận văn đã giới thiệu và hệ thống các nghiên cứu về khái niệm căn bản, đặc điểm của rối loạn lo âu, người trưởng thành trẻ tuổi và rối loạn lo âu ở người trưởng thành trẻ tuổi của cả Việt Nam cũng như trên thế giới. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển rối loạn lo âu, tiêu biểu như: giới tính, độ tuổi, điều kiện cá nhân sinh sống, yếu tố di truyền và môi trường gia đình, thói quen sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe thể chất và căng thẳng hàng ngày.
Nghiên cứu đã hệ thống lại những lý giải về rối loạn lo âu dưới góc nhìn của các trường phái khác nhau, đặc biệt là quan điểm trị liệu của liệu pháp Thân chủ trọng tâm thuộc trường phái Nhân văn - liệu pháp đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả với những cá nhân có rối loạn lo âu, đặc biệt liên quan đến lo lắng về các yếu tố xã hội. Ngoài ra, các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu cũng đã được hệ thống và giải nghĩa rõ, phục vụ cho mục đích trị liệu ca lâm sàng.
Về mặt thực tiễn:
Học viên đã hỗ trợ tâm lý cho một người trưởng thành trẻ tuổi có biểu hiện của rối loạn lo âu dựa trên tinh thần của liệu pháp Thân chủ trọng tâm kết hợp một vài kỹ thuật trị liệu nhận thức - hành vi. Kết quả cho thấy, thân chủ có đáp ứng tốt với trị liệu, các biểu hiện rối loạn cơ thể, tinh thần giảm bớt. Thân chủ cảm thấy hài lòng hơn về cuộc sống của mình.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã trình bày tổng quan một ca lâm sàng liên quan đến rối loạn lo âu quá trình hỗ trợ tâm lý cho thân chủ có biểu hiện rối loạn lo âu. Nghiên cứu đã góp phần chứng minh hiệu quả của các phương pháp hỗ trợ tâm lý nói chung và liệu pháp Thân chủ trọng tâm nói riêng đối với những cá nhân có biểu hiện của rối loạn lo âu; từ đó thêm phần khẳng định tính phù hợp, khả dụng của việc hỗ trợ tâm lý đối với các rối loạn tâm căn nói chung và rối loạn lo âu nói riêng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Le Tran Van Anh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 23rd June 1996 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 4420/2019/QĐ-XHNV Dated 26th November 2019 of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: Extend study time from 27th November 2021 to 26th May 2022
7. Official thesis title: Mental health support for a young adult with symptoms of anxiety disorder.
8. Major: Clinical Psychology 9. Code: 8310401.02
10. Supervisors: Assoc. Prof. PhD Bui Thi Hong Thai
11. Summary of the findings of the thesis:
Theoretically:
This study presents and systematically arranges several studies on the prevalence, definition, symptoms of anxiety disorders, studies on young adults, and anxiety disorders in young adults in Vietnam and the world. There are many factors affecting the formation and development of anxiety disorders, such as gender, age, personal living conditions, genetic factors and family environment, living habits, physical health, and daily stress.
The thesis has explained anxiety disorders from different perspectives, especially the therapeutic point of view of Person-centred therapy (Humanistic) - which has been studied and shown to be effective in people with anxiety disorders, particularly those related to anxiety about social factors. In addition, the methods used in the study have also been systematically and clearly explained, serving the purpose of clinical case therapy.
In practical terms:
Providing mental support to a young adult presenting with symptoms of anxiety disorder based on the theme of Person-centered therapy that combines several cognitive-behavioral therapy techniques. The results show that the client has positive responses to the therapy activities, the symptoms of physical and mental health are declined. The client feels more satisfied with her life.
12. Practical applicability, if any:
From the results obtained through the process of theoretical and practical research, the thesis has presented an overview of a clinical case related to anxiety disorder, the process of psychotherapy for a client with symptoms of anxiety disorder. Research has contributed to proving the effectiveness of psychotherapy in general and Person-centred therapy in particular for people with symptoms of anxiety disorders; thereby further affirming the suitability and availability of psychotherapy for neurosis disorders in general and anxiety disorders in particular.
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications: No