1. Họ và tên học viên: NGUYỄN HOÀNG DƯƠNG 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/04/1995
4. Nơi sinh: Việt Trì – Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng):
Căn cứ theo Quyết định số 2453/QĐ-XHNV của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội về Việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học.
Thời gian kéo dài từ ngày 27/11/2021 đến ngày 26/05/2022.
7. Tên đề tài luận văn: Nhân vật trong truyện kể dân gian Ireland: Tiếp cận loại hình học
8. Chuyên ngành: Văn học dân gian; Mã số: 8229030.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học (Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác): TS. Lư Thị Thanh Lê, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Sau khi khảo sát các truyện kể, nhân vật và motif, chúng tôi đi đến những kết luận sau:
1. Kiểu nhân vật nổi bật trong truyện kể dân gian Ireland là: nhân vật thần, tiên, và nhân vật người hùng. Trong đó, nhân vật thần và người hùng xuất hiện chủ yếu trong các saga, còn nhân vật tiên được kể lại nhiều trong truyện cổ tích (fairy tales).
2. Những motif cơ bản được khảo sát:
• Những motif cơ bản về nhân vật tiên: Motif về ngoại hình – Motif về đặc điểm tính cách – Motif về quyền năng ma thuật.
• Những motif cơ bản về nhân vật nam anh hùng: Motif sự ra đời kì lạ – Motif chiến công phi thường – Motif du hành đến thế giới khác và trở về – Motif về cái chết và sự bất tử của người hùng.
• Những motif cơ bản về nhân vật nữ anh hùng: Motif nuôi dưỡng biệt lập – Nhóm motif về sự bất tuân – Nhóm motif về tình yêu bi thảm.
3. Từ việc khảo sát và phân tích motif, chúng tôi rút ra kết luận về năm hình mẫu anh hùng trong truyện kể dân gian Ireland:
• Anh hùng mang sức mạnh thể chất và lòng can đảm. (Đại diện: Cu Chulainn)
• Anh hùng sở hữu trí tuệ và trách nhiệm bảo vệ cộng đồng. (Đại diện: Finn Mac Cool)
• Anh hùng mang tinh thần phiêu lưu và nhiệm vụ chuyển giao thế hệ. (Đại diện: Oisin)
• Anh hùng bất tuân, không chấp nhận thỏa hiệp, sẵn sàng chết vì tình yêu. (Đại diện: Deirdre)
• Anh hùng bất tuân, chấp nhận thỏa hiệp để bảo vệ di sản đã tạo dựng. (Đại diện: Grainne)
4. Chúng tôi cũng đưa ra một nhận diện ban đầu về hệ thống niềm tin và quy tắc ứng xử được thể hiện qua các nhân vật trong truyện kể dân gian Ireland. Theo đó, người Ireland nguyên thủy tin vào thần tiên và sự tồn tại của thế giới khác. Họ cũng tin vào những lời tiên tri và tin vào việc có tồn tại loài vật đại diện cho linh hồn mỗi người. Người Ireland cư xử dựa trên nền tảng của lòng hiếu khách và sự tuân phục của họ đối với các geis.
Có thể nói, đề tài Nhân vật trong truyện kể dân gian Ireland: Tiếp cận loại hình học là bước đầu tiên trên chặng đường nghiên cứu, tìm tòi về các nền văn hóa lớn trên thế giới, cụ thể là văn hóa Celtic của chúng tôi. Việc mở rộng và đi sâu vào nghiên cứu văn hóa sẽ đem đến những kết luận hữu ích và toàn diện hơn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: NGUYEN HOANG DUONG 2. Sex: Female
3. Date of birth: 15/4/1995
4. Place of birth: Viet Tri – Phu Tho
5. Admission decision number: 4420/2019/QĐ-XHNV signed by VNU University of Social Sciences and Humanities’s Academic Director, Dated 26/11/2019
6. Changes in academic process (List the forms of change and corresponding times): Pursuant ro Decision No. 2453/QĐ-XHNV of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University on the extension of study time for graduate students.
Extended period: from November 27, 2021 to May 26, 2022
7. Official thesis title: Characters in Irish Folktales: Approaching from the Motif
8. Major: Folklore 9. Code: 8229030.02
10. Supervisors : Lu Thi Thanh Le, Dr, School of Interdisciplinary Studies, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
After examining the stories, characters and motifs, we come to the following conclusions:
1. Prominent types of characters in Irish folk tales are: gods, fairies, and heroic characters. In which, characters of gods and heroes appear mainly in sagas, while fairy characters are told a lot in fairy tales.
2. Basic motifs surveyed:
• Basic motifs of fairy characters: Motif about appearance - Motif about personality traits - Motif about magic power.
• The basic motifs of the male hero: Motif of strange birth - Motif of extraordinary feats - Motif of traveling to another world and returning - Motif of the hero's death and immortality.
• The basic motifs of the heroine: Motif of isolation – The motif of disobedience – The motif of tragic love.
3. From the survey and analysis of motifs, we draw conclusions about five heroic models in Irish folk tales:
• Heroes bring physical strength and courage. (Representative: Cu Chulainn)
• Heroes of intellectual property and responsibility to protect the community. (Representative: Finn Mac Cool)
• Hero with the spirit of adventure and generational quest. (Representative: Oisin)
• Hero disobeys, does not accept compromise, is ready to die for love. (Representative: Deirdre)
• Heroes disobey, accept compromises to protect the heritage created. (Representative: Grainne)
4. We also provide an early identification of the belief system and code of conduct represented by the characters in Irish folktales. Accordingly, the original Irish believed in fairies and otherworldly existence. They also believe in prophecies and believe in the existence of animals representing each person's soul. The Irish behave on the basis of their hospitality and obedience to the geis.
It can be said that the topic "Characters in Irish Folk Tales: Approaching from the Motif" is the first step on the way of research and discovery about major cultures in the world, especially Celtic culture. Expanding and deepening cultural studies will lead to more comprehensive and useful conclusions.
12. Practical applicability, if any:
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications: