TTLA: Quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á (2001-2021)

Thứ bảy - 14/05/2022 23:20
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN VÕ HUYỀN DUNG                      2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/06/1983                                                                            4. Nơi sinh: Đà Nẵng 
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 1806/2018/QĐ-XHNV ngày 29/06/2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: kéo dài thời gian đào tạo từ 30/06/2021 đến 29/06/2022. 
7. Tên đề tài luận án: Quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á (2001-2021)
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                                                9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Giáo viên hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Hồng Thái
                                                      Giáo viên hướng dẫn 2: PGS.TS. Phan Hải Linh 
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 
- Mục đích nghiên cứu: làm rõ quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á từ năm 2001 đến năm 2021 đồng thời đánh giá những tác động của quá trình này, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á từ năm 2001 đến năm 2021.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 
Để hoàn thành luận án, cách tiếp cận chính được sử dụng trong bài là cách tiếp cận quan hệ quốc tế. Đây là cách tiếp cận giúp tác giả phân tích vấn đề sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế nói chung và sức mạnh mềm của Nhật Bản nói riêng nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế. Đồng thời để có thể khái quát được toàn bộ quá trình Nhật Bản đã triển khai sức mạnh mềm tại Đông Nam Á từ năm 2001 đến năm 2021, luận án cũng sử dụng cách tiếp cận sử học. Qua cách tiếp cận này, tác giả hệ thống được thông tin theo ba lĩnh vực chính là văn hoá, kinh tế, chính trị theo trình tự thời gian, từ đó phân tích và rút ra những điểm chung phục vụ cho mục tiêu tăng cường sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng cách tiếp cận liên ngành, đa ngành để phân tích, lý giải những vấn đề mang tính tổng hợp trên cơ sở vận dụng các quan điểm, phương pháp nghiên cứu từ các ngành khoa học gần. 
Về phương pháp, luận án sẽ được thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT, trong đó: 
- Phương pháp lịch sử: phương pháp này hỗ trợ tác giả nghiên cứu quá trình Nhật Bản triển khai sức mạnh mềm theo trình tự thời gian. 
- Phương pháp logic: phương pháp giúp tác giả sắp xếp sự kiện và đánh giá một cách hợp lý quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á. 
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để phân loại các nguồn tài liệu thu thập được, tổng hợp và hệ thống hóa thành từng nhóm thông tin phục vụ cho từng luận điểm chính trong luận án. 
- Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp so sánh theo lịch đại giúp tác giả có những so sánh mức độ hiệu quả các chiến lược, chính sách Nhật Bản đã sử dụng trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2021. Ngoài ra, phương pháp so sánh đồng đại được tác giả sử dụng khi so sánh mức độ ảnh hưởng của sức mạnh mềm của Nhật Bản tại các nước Đông Nam Á với một số quốc gia khác thông qua các số liệu, kết quả thu thập cụ thể. 
- Phương pháp phân tích SWOT: tác giả sử dụng phương pháp này nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Nhật Bản trong quá trình triển khai sức mạnh mềm tại Đông Nam Á đồng thời đưa ra những dự báo về cơ hội, thách thức đối với sự phát triển sức mạnh mềm của Nhật Bản tại khu vực, những điều chỉnh có thể có nhằm gia tăng hơn nữa hiệu quả tích cực của các chiến lược, chính sách song song với những tính toán chiến lược nhằm chủ động đối phó với những sức mạnh mềm khác trong khu vực. 
Kết quả chính, đóng góp mới của luận án: 
- Luận án đã làm rõ được cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á.  
- Luận án đã trình bày và phân tích được các giai đoạn triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á. Dựa trên các nguồn thông tin thứ cấp, tác giả đã phân tích các hoạt động triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản trên từng giai đoạn, chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực chính gồm văn hóa, hợp tác kinh tế & viện trợ phát triển, ngoại giao giá trị chính trị, qua đó chỉ ra được những mục tiêu triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản thông qua các hoạt động này.  
- Luận án đã đánh giá được tác động của quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á giai đoạn 2001 – 2021 dựa trên phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đồng thời, trên cơ sở đó luận án cũng đưa ra được những dự báo triển vọng của việc triển khai sức mạnh mềm Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á trong tương lai. 
- Dựa trên những phân tích, đánh giá về tác động tích cực lẫn tiêu cực của quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Việt Nam, luận án đã đề xuất một số hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm tiếp thu những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản cũng như chủ động có những chính sách, chiến lược nhằm ứng phó với những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai sức mạnh mềm của Việt Nam.
- Điểm mới của luận án đó là đã hệ thống và chứng minh được vai trò của ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế thông qua hợp tác kinh tế và viện trợ phát triển và ngoại giao giá trị chính trị trong quá trình Nhật Bản triển khai và thúc đẩy sức mạnh mềm từ năm 2001 đến năm 2021. Đồng thời luận án cũng đã khái quát được quá trình này qua hai giai đoạn cụ thể với những đặc điểm nổi bật, từ đó chứng minh tiềm năng sức mạnh mềm của Nhật Bản cũng như xu hướng tiếp tục tăng cường sử dụng sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á. Vì vậy luận án là một công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về quá trình triển khai sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á giai đoạn 2001-2021 và có giá trị tham khảo đối với các học giả quan tâm đến lĩnh vực này. 
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19, khi tình hình trong khu vực và thế giới đã có những biến động mới, phức tạp hơn, mâu thuẫn hơn. 
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Nguyễn Võ Huyền Dung (2019), “Tứ giác kim cương (Mỹ - Nhật - Ấn – Úc) ở Ấn Độ - Thái Bình Dương: Cơ hội và Thách thức”, Hội thảo Khoa học Quốc gia về Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ & quốc tế học tại Việt Nam, tr. 112 – 120. 
- Nguyen Vo Huyen Dung (2019), “Japan steps up in Indo-Pacific region”, Strategic Vision for Taiwan Security, Vol. 8 (42), pp. 4 – 11.
- Nguyễn Võ Huyền Dung (2019), “Yếu tố kinh tế, chính trị và văn hóa trong quá trình thúc đẩy sức mạnh mềm của Nhật Bản tại Đông Nam Á”, 2019 International Graduate Research Symposium Proceedings, tr. 196 – 203.
- Nguyen Vo Huyen Dung (2020), “Opportunities and Challenges of ASEAN in the United States' Free and Open Indo-Pacific Strategy”, Humanities & Social Sciences Reviews, GIAP Journals, Vol.8 (1), pp. 659 – 665.
- Nguyễn Võ Huyền Dung (2020), “Chiến lược Cool Japan: Hiệu quả & Hạn chế”, Hội thảo Khoa học Quốc gia về Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam, tr. 103 – 114.
- Nguyen Vo Huyen Dung (2020), “Impacts of the Asia-Pacific security architecture on Vietnam-Japan relations”, Hội thảo quốc tế về Triển vọng cấu trúc ở châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2025 và đối sách của Việt Nam, pp. 248 – 254.
- Nguyen Vo Huyen Dung (2020), Vietnam's cultural diplomacy in integration period, 2020 International Graduate Research Symposium & 10th East Asia Chinese Teaching Forum Proceedings, pp. 83 – 91.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1.    Full name: NGUYEN VO HUYEN DUNG
2.    Sex: Female
3.    Date of birth: 21/06/1983
4.    Place of birth: Da Nang
5.    Admission decision number: 1806/2018/QĐ-XHNV dated 29/06/2018 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi. 
6.    Changes in academic process: extend training time from 30/06/2021 to 29/06/2022.
7.    Official thesis title: Process of implementing Japan’s soft power in Southeast Asia (2001-2021)
8.    Major: International Relations
9.    Code: 9310601.01
10.    Supervisors: 1st Supervisor: Assoc. Prof. Pham Hong Thai 
                               2nd Supervisor: Assoc. Prof. Phan Hai Linh 
11.    Summary of the new findings of the thesis
-    Research Purpose: to clarify the process of implementing Japan's soft power in Southeast Asia from 2001 to 2021 and to assess the impacts of this process, thereby proposing some policy implications for Vietnam.
-    Research Objectives: the process of implementing Japan’s soft power in Southeast Asia from 2001 to 2021.
-    Research methods: 
+ The thesis uses international relations approach as the main approach for analyzing the soft power issues in international relations in general and Japan’s soft power in particular from international relation viewpoint. Besides, in order to generalize the whole process of implementing Japan’s soft power in Southeast Asia from 2001 to 2021, the historical approach is also used. In addition, the thesis also uses interdisciplinary and multidisciplinary approach to analyze, explain general problems on the basis of applying viewpoints and research methods from nearby sciences.
+ In terms of methods, the thesis was carried out on the basis of applying a synthesis of historical method, logical method, analytical-synthetic method, comparative method, SWOT analysis method, including: 
- Historical method: This method supports the author to study the Japan’s process of implementing soft power in chronological order.
- Logical method: a method that helps the author arrange events and reasonably evaluate the process of implementing Japan's soft power in Southeast Asia.
- Analytical-synthetic method: the author uses this method to classify the collected documents, synthesize and systematize them into groups of information for each of the main points of the thesis.
- Comparative method: the comparative chronological method helps the author to compare the effectiveness of strategies and policies Japan has used in the period from 2001 to 2021. In addition, synchronous comparison method is used by the author when comparing the influence of Japan's soft power in Southeast Asian countries with some other countries through specific data and results.
- SWOT analysis method: the author uses this method to analyze the strengths and weaknesses of Japan in the process of implementing soft power in Southeast Asia and makes forecasts about opportunities and threats for the development of Japan's soft power in the region, adjustments may be made to further increase the positive effects of strategies and policies in parallel with strategic calculations to proactively deal with other soft powers in the region.
Main results, new contributions of the thesis:
- The thesis has clarified the theoretical and practical basis of the process of implementing Japan's soft power in Southeast Asia.
- The thesis has presented and analyzed the stages of the process of implementing Japan's soft power in Southeast Asia. Based on secondary information sources, the author has analyzed the implementing activities of Japan's soft power in each period, mainly focusing on three main areas including culture, economic cooperation & aid development, diplomacy of political values, thereby indicating the goals of implementing Japan's soft power through these activities. 
- The thesis has assessed impacts of the process of implementing Japan's soft power in Southeast Asia in the period 2001 - 2021 based on analysis of strengths, weaknesses, opportunities and challenges. On that basis, the thesis also provided a forecast of the process of implementing of Japanese soft power in Southeast Asia in the future.
- Based on the analysis and assessment of the positive and negative impacts of the process of implementing Japan's soft power in Vietnam, the thesis has proposed some policy implications for Vietnam in order to absorb lessons learned from Japan as well as proactively adopt policies and strategies to deal with problems arising in the process of implementing Vietnam's soft power.
- The new point of the thesis is that it has systematically and proven the role of cultural diplomacy, economic diplomacy through economic cooperation and development aid and political diplomacy in the process of Japan implementing and promoting soft power from 2001 to 2021. At the same time, the thesis also generalizes this process through two specific stages with outstanding features, thereby demonstrating the potential of Japan’s soft power as well as the tendency of promoting Japan’s soft power in Southeast Asia. Therefore, the thesis is a relatively complete research work on the process of implementing Japan's soft power in Southeast Asia in the period 2001-2021 and is of reference value for scholars interested in this field. 
12.  Further research directions
The author will continue to study Japan's soft power in Southeast Asia in the future, especially in the context of the post-COVID-19 pandemic, when the situation in the region and the world has seen many new and complex changes.
13.Thesis-related publications
- Nguyen Vo Huyen Dung (2019), “The QUAD (US-Japan-India-Australia) in Indo-Pacific: Opportunities and Challenges”, National Conference on Research and Teaching foreign languages, languages and international studies in Vietnam, pp. 112 – 120. 
- Nguyen Vo Huyen Dung (2019), “Japan steps up in Indo-Pacific region”, Strategic Vision for Taiwan Security, Vol. 8 (42), pp. 4 – 11.
- Nguyen Vo Huyen Dung (2019), “The economic, political and cultural in promoting Japan’s soft power in Southeast Asia”, 2019 International Graduate Research Symposium Proceedings, pp. 196 – 203.
- Nguyen Vo Huyen Dung (2020), “Opportunities and Challenges of ASEAN in the United States' Free and Open Indo-Pacific Strategy”, Humanities & Social Sciences Reviews, GIAP Journals, Vol.8 (1), pp. 659 – 665.
- Nguyen Vo Huyen Dung (2020), “Cool Japan Strategy: Effectiveness & Limitations”, National Conference on Research and Teaching foreign languages, languages and international studies in Vietnam, pp. 103 – 114.
- Nguyen Vo Huyen Dung (2020), “Impacts of the Asia-Pacific security architecture on Vietnam-Japan relations”, International conference on the structure of Asia Pacific region toward 2025 and implications for Vietnam, pp. 248 – 254.
- Nguyen Vo Huyen Dung (2020), Vietnam's cultural diplomacy in integration period, 2020 International Graduate Research Symposium & 10th East Asia Chinese Teaching Forum Proceedings, pp. 83 – 91.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây