TTLV: Đóng góp của thiền sư Chân Nguyên đối với sự phục hưng Phật giáo Trúc lâm thời Trần (1225 - 1400)

Thứ sáu - 13/05/2022 05:33
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Anh Tùng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 28/06/1977
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV              
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không.
7. Tên đề tài luận văn: “Đóng góp của thiền sư Chân Nguyên đối với sự phục hưng Phật giáo Trúc lâm thời Trần (1225 - 1400)”
8. Chuyên ngành:   Tôn giáo học                                 Mã số: 822900901
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 
Phật giáo Trúc Lâm ra đời và phát triển cực thịnh tại vương triều nhà Trần. Phật giáo Trúc Lâm đã trở thành điểm tựa tinh thần cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của vua tôi nhà Trần; đồng thời góp phần bảo tồn và làm phong phú thêm cho văn hóa truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên, đến thời kỳ nhà Hậu Lê, Phật giáo Trúc Lâm dần bị mai một. Tăng ni Thiền phái phải lui về rừng núi ẩn tu, dòng truyền thừa không có sự tiếp nối rõ ràng. Trong bối cảnh như vậy, đến thế nửa cuối thể kỷ XVII, xuất hiện một vị thiền sư lỗi lạc, đó là ngài Chân Nguyên - Tuệ Đăng. Chính ngài đã có công lao to lớn trong việc phục hưng Phật giáo Trúc Lâm thời Trần sau nhiều thời gian chìm lắng. Kế tục ngài, các thế hệ học trò đã tiếp nối sự nghiệp mà ngài để lại. Nhờ vậy, dòng Thiền Trúc Lâm vẫn tuôn chảy mãi đến tận sau này.
Thông qua việc phân tích vai trò của thiền sư Chân Nguyên trong nỗ lực phục hưng tư tưởng Phật giáo Trúc Lâm, phục hưng kinh sách, tu tập và phục hưng cơ sở thờ tự theo Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, luận văn chỉ ra được đóng góp to lớn của ngài đối với sự phục hưng Phật giáo Trúc Lâm thời Trần thế kỷ XVII - XVIII. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra ý nghĩa của sự phục hưng ấy đối với Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 
Luận văn góp một phần nhất định vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu về tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII.
Ngoài ra, luận văn có ý nghĩa thực tiễn đối với quí tăng ni sinh các trường Phật học trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Thiền học của ngài Chân Nguyên và ứng dụng vào đời sống tu học cũng như hoằng pháp theo tư tưởng của ngài.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 
- Nhị tổ Pháp Loa với Phật giáo Trúc Lâm thời Trần.
- Thiền phái Trúc Lâm hiện đại.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: 
        - Thích Đạo Ngộ (2019), “Thiền sư Chân Nguyên - bậc thầy hoằng pháp lỗi lạc”,  Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 5 - 2019, (158), tháng 9/2019, tr. 2 - 5.
    - Thích Đạo Ngộ (2019), “Thiền sư Chân Nguyên - Người kế thừa và phát huy tư tưởng dung hòa các pháp môn tu tập của Phật giáo Trúc Lâm đời Trần”,  Tạp chí Khuông Việt, (số 48), tháng 10/2019.    
 INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Anh Tung
2. Gender: Male
3. Date of birth: June 28, 1977
4. Birthplace: Hanoi
5. Decision to recognize students: 4420/2019/QD-XHNV
6. Changes in training: No.
7. Dissertation title: "Contribution of Zen Master Chan Nguyen to the temporary revival of Truc Buddhism in Tran (1225 - 1400)"
8. Major: Religious Studies; Code: 822900901
9. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Tran Thi Kim Oanh
10. Summary of the results of the thesis:
    Truc Lam Buddhism was introduced and flourished in the Tran dynasty. Truc Lam Buddhism has become the spiritual fulcrum for the construction and defense of the fatherland of the Tran dynasty; and it contribute to preserving and enriching the traditional culture of the nation
    However, Truc Lam Buddhism gradually disappeared in Hau Le dynasty. The monks and nuns of the Zen sect had to retreat to the mountains and forests, and the lineage did not have a clear continuity. At that time, in the second half of the seventeenth century, a prominent Zen master appeared, that is, Mr. Chan Nguyen - Tue Dang who made a great contribution to the revival of Truc Lam Buddhism in the Tran Dynasty after a long period of forget. Base on his careeer, the following generations students developed the career that he left behind. So that Truc Lam Zen has significant development.
    Through analyzing the role of Zen Master Chan Nguyen in the efforts to revive Truc Lam Buddhist, revive scriptures, practice and revive the worshiping establishments according to Truc Lam Buddhism under Tran Dynasty. The thesis points out his great contribution to the revival of Truc Lam Buddhism in the Tran Dynasty in the 17th - 18th centuries. Furthermore, the thesis also points out the meaning of that revival for Vietnamese Buddhism and Vietnamese culture
11. Practical applicability:
    The thesis contributes a certain part to the study of religion in general and Vietnam's Buddhism in particular, and can serve as a reference for the study, teaching and research of religion, especially Vietnamese Buddhism in the 17th - 18th centuries.
    In addition, the thesis has practical significance for monks and nuns of Buddhist schools in understanding and studying about Zen’s spirit
12. Further research directions:
- Second Patriarch Phap Loa and Truc Lam Buddhism in the Tran Dynasty.
- Modern Truc Lam Zen sect.
13. Published works related to the thesis:
- Thich Dao Ngo (2019), "Zen Master Chan Nguyen - a prominent Dharma preacher", Journal of Buddhist Studies, No. 5 - 2019, (158), September 2019, p. 2 - 5.
- Thich Dao Ngo (2019), "Zen Master Chan Nguyen - The successor and promoter of the thought of harmonizing the practices of Truc Lam Buddhism in the Tran Dynasty", Khuong Viet Magazine, (No. 48), October 2019.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây