Thông tin luận văn "Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay" của HVCH Vũ Quỳnh Lê, chuyên ngành Triết học.
1. Họ và tên học viên: Vũ Quỳnh Lê
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/12/1982
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QD/XHNV-KH&SĐH. Ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
8. Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60.22.85
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Mẫn Văn Mai - Chủ nhiệm Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên cơ sở luận giải các vấn đề lí luận và thực tiễn về thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta và cụ thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa dân chủ ở xã trên địa bàn nông thôn Vĩnh Phúc hiện nay. Cụ thể:
Luận văn đã phân tích lí luận về chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay
Phân tích thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc qua 10 năm triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Luận văn đã xác định một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ ở nông thôn Vĩnh Phúc hiện nay.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở, quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn trong các trường Đại học, Cao đẳng và các trường Chính trị trong cả nước, cho các đối tượng rộng rãi có quan tâm đến đề tài nghiên cứu này.
Luận văn góp phần nhỏ bé vào việc đưa ra những luận cứ khoa học cung cấp cho HTCT cơ sở trong việc nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ và việc đấu tranh chống những tiêu cực, hạn chế đang cản trở việc thực thi và mở rộng dân chủ cho nông dân ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và nông thôn cả nước nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trên cơ sở kế thừa những kết quả bước đầu luận văn đạt được, đã định hướng cho tác giả một số hướng nghiên cứu tiếp theo về dân chủ:
+ Thực hiện và phát huy dân chủ trong tầng lớp trí thức Việt Nam thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập của đất nước ta hiện nay. Đây là hướng nghiên cứu có triển vọng, đáp ứng được những yêu cầu cấp bách của thực tiễn phát triển tầng lớp trí thức nước ta hiện nay. Nghị quyết TW Bảy khoá X của Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ rõ: Trong thời đại ngày nay, tri thức ngày càng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Để phát triển đội ngũ trí thức, cần hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức; đặc biệt phải ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, văn hoá, văn nghệ; tập trung đầu tư, tạo môi trường, điều kiện để trí thức hăng hái hoạt động và cống hiến; xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, thu hút trí thức Việt Nam ở trong nước và nước ngoài tham gia phát triển đất nước. Đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm của trí thức trong việc phát huy và thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay.
+ Mở rộng phạm vi, không gian nghiên cứu về thực hiện dân chủ trên địa bàn nôn thôn các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
+ Phát huy vai trò của cán bộ chuyên trách cấp xã trong thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Vu Quynh Le
2. Sex: Female
3. Date of birth: December 11th 1982
4. Place of birth: Vinh Phuc
5. Admission decision number: 2551/2007/QD/XHNV-KH&SĐH. Dated Nov 2nd 2007
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Democracy implementation in the rural area of Vinh Phuc provice nowadays.
8. Major: Philosophy. Code: 60.22.85
9. Supervisors: Prof. Man Van Mai. PhD - Head of the Social Sciences Department, Politics Institute, Ministry of Defence.
10. Summary of the findings of the thesis:
Basing on the interpretation of both theories and practices on democracy implementation in the rural areas of Vietnam in general and in Vinh Phuc province in particular, the thesis has recommended certain fundamental solutions to obtain better effectiveness in democracy implementation in rural communes in Vinh Phuc province at the time being. Namely as follows:
The thesis has:
Analysed arguments relating to democracy and democracy implementation in rural areas of Vietnam nowadays.
Analysed the situation of democracy implementation in the rural areas of Vinh Phuc province for the last ten years of implementing the Regulations on grass-root democracy.
Defined certain fundamental viewpoints and solutions for the purpose of better democracy implementation in the rural areas of Vinh Phuc province at the time being.
11. Practical applicability:
The thesis could serve as a reference document for lecturing and studying on democracy at the grass-root level, on the Regulations on rural grass-root democracy in Universities, Colleges and Politics schools nationwide as well as for others who are interested in this title.
The thesis may partly provide the politic system with scientific arguments to serve as the basis of improving the quality of democracy implementation as well as the fight against negatives and shortcomings which are now obstructing the implementation and expansion of democracy for farmers in the rural areas of Vinh Phuc province in particular and in the whole country in general.
12. Further research directions:
Initial outcomes of the thesis have inspired the writer in some further orientations on researching democracy as follows:
+ Democracy implementation and development in the intellectual class of Vietnam in the current period of industrialization, modernization and integration. This is a potential research which can meet the urgent demands of the present development of Vietnam’s intellectual class. Resolution No. XII of the 10th Session of the Central Committee clearly pointed out that: In the modern age, knowledge has played the key role in the development of all nations and countries. In order to develop the intellectual force, it is necessary for us to improve favourable environment and conditions for their activities; especially to issue the Democracy Regulations in science, education and training and culture; to focus on the investment in creating environment and conditions for intellectuals to make ardent work and contribution; to build up and implement the policies on preferential treatment as well as respecting and attracting Vietnamese intellectuals in and outside Vietnam to contribute to the development of our nation. Concurrently, it is also required to heighten the role and responsibilities of intellectuals in the development and implementation of democracy in Vietnam nowadays.
+ Extending the scale and space of the research on democracy in rural areas of the Northern Delta.
+ Developing the role of full-time officers at communal level in the democracy implementation in the rural areas of Vietnam.