Quy định về cán bộ kiêm nhiệm

Thứ tư - 16/06/2010 20:40
Quy định về cán bộ kiêm nhiệm ban hành theo Quyết định số 707/QĐ-XHNV-TC ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Quy định về cán bộ kiêm nhiệm ban hành theo Quyết định số 707/QĐ-XHNV-TC ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tải về văn bản (định dạng MS Word, 36KB) Điều 1: Những quy định chung:
  1. Cán bộ kiêm nhiệm của các đơn vị thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là người không thuộc biên chế cơ hữu của Trường, đáp ứng các tiêu chuẩn của chức danh được mời kiêm nhiệm theo yêu cầu cụ thể của đơn vị và quy định của Trường.
  2. Cán bộ kiêm nhiệm có thể được mời làm chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm khoa (đối với trường hợp còn đủ tuổi quản lí); Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm Bộ môn; Giám đốc hoặc Phó giám đốc Trung tâm; cán bộ giảng dạy.
  3. Trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Trường, sự đồng ý của cán bộ được mời, của cơ quan nơi cán bộ công tác, Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm cán bộ kiêm nhiệm; thời gian kiêm nhiệm được ghi rõ trong Quyết định kiêm nhiệm.
Điều 2: Quy định cụ thể: 2.1. Về tuổi: - Độ tuổi mời kiêm nhiệm nhiều nhất không quá 70 tuổi. - Trường hợp cán bộ đã nghỉ hưu, ngoài công văn nghề nghị của đơn vị phải có đơn tự nguyện được tham gia giảng dạy kiêm nhiệm. 2.2. Học hàm, học vị: - Cán bộ đương chức phải có học vị thừ Thạc sĩ trở lên - Cán bộ đã nghỉ hưu phải có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư. - Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định. 2.3. Cán bộ kiêm nhiệm phải trực tiếp tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Điều 3: Các hình thức kiêm nhiệm: 3.1. Kiêm nhiệm có hưởng thù lao kiêm nhiệm hàng tháng đối với các đối tượng có đủ các điều kiện tiêu chuẩn sau: - Có học vị Tiến sĩ hoặc chức danh Giáo sư, Phó giáo sư. - Tham gia giảng dạy từ 2 môn hoặc 4 tín chỉ (tương đương với 60 giờ niên chế) trở lên trong 01 năm học hoặc dạy ít nhất 01 môn và có kiêm nhiệm quản lí cấp khoa hoặc bộ môn. 3.2. Kiêm nhiệm không hưởng thù lao kiêm nhiệm hàng tháng đối với các đối tượng còn lại và cán bộ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Điều 4: Nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ kiêm nhiệm
  1. Cán bộ kiêm nhiệm có nhiệm vụ thực hiện các công việc cụ thể theo thoả thuận với đơn vị. Khi có thay đổi về công việc của cá nhân mà ảnh hưởng tới nhiệm vụ kiêm nhiệm thì phải kịp thời thông báo tới Thủ trưởng đơn vị nơi kiêm nhiệm.
  2. Tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các sinh hoạt chuyên môn của bộ môn, khoa, trung tâm, trường; xây dựng, biên soạn giáo trình, bài giảng; thực hiện các nhiệm vụ đào tạo khác theo kế hoạch của đơn vị
  3. Tham gia quản lí sinh viên trên lớp, hướng dẫn sinh viên, học viên sau đại học nghiên cứu khoa học, viết luận văn, luận án theo kế hoạch của bộ môn, khoa, trường.
  4. Cán cứ vào học hàm, học vị và tính chất công việc kiêm nhiệm, các đối trượng thuộc diện quy định tài điểm 3.1 sẽ được hưởng thù lao kiêm nhiệm hàng tháng của Trường.
Điều 5: Tổ chức thực hiện:
  1. Tháng 7 hàng năm, các đơn vị rà soát lại đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm theo điều kiện, tiêu chuẩn quy định nêu trên, căn cứ vào khối lượng công việc, kế hoạch hoạt động của đơn vị trong năm học mới để đề nghị Nhà trường kí quyết định mời kiêm nhiệm theo các hình thức quy định tại Điều 3.
  2. Các cán bộ được mời kiêm nhiệm lần đầu phải có bản sơ yếu lí lịch khoa học, có ý kiến đồng ý của cơ quan nơi cán bộ công tác.
  3. Văn bản này có hiệu lực thi hành kể từ năm học 2008-2009.
Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm gì không phù hợp, các đơn vị có văn bản báo cáo Hiệu trưởng để xem xét, điều chỉnh.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây