Tin tức

“Đô thị hóa và phát triển: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thế kỷ XXI”

Thứ ba - 12/12/2017 04:06
Ngày 7/12/2017, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức hội thảo quốc tế “Đô thị hóa và phát triển: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thế kỷ XXI”. Hội thảo do Nhà trường, tổ chức Irish Aid và Trường đại học UCC (University College Cork), Ireland phối hợp tổ chức.

Tham dự hội thảo có bà Nuala O’Brien (Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam), TS. Edward Lahiff, TS. Nicholas Chisholm (Trường Đại học Cork, Ireland). Về phía Trường ĐHKHXH&NV có GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Nhà trường). Hội thảo còn có sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học đến từ các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường…

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Phạm Quang Minh nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chủ đề hội thảo: Đô thị hóa là xu hướng tất yếu trên thế giới. Nó gắn với quá trình phát triển như thế nào, cơ hội và thách thức ra sao?... Hội thảo ghi nhận những kiến giải của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về các nội dung trên. Trường ĐHKHXH&NV có Bộ môn Nghiên cứu phát triển Quốc tế thuộc Khoa Quốc tế học với những nghiên cứu thể hiện sự quan tâm tới các vấn đề chung của thế giới trong bối cảnh xã hội phát triển. Liên quan đến chủ đề trên, có rất nhiều khoảng trống tri thức cần được lấp đầy và thêm nhiều các hướng nghiên cứu cần được khai mở. Với ý nghĩa đó, hội thảo là một cơ hội tốt để Nhà trường trao đổi, chia sẻ nhằm hướng tới mục tiêu gắn lý luận với thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu xã hội Việt Nam. GS.TS Phạm Quang Minh cũng cho rằng sự phát triển của Ireland là một mô hình đặc biệt, vừa là sự phát triển bền vững mà còn thật sự thông minh.

GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV

Bà Nuala O’Brien (Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam) chia sẻ: “Hiện nay, trên thế giới nói chung, vai trò của đô thị là vai trò chi phối mọi mặt của xã hội, là động lực và cũng là nguyên nhân của những tồn tại đối với sự phát triển. Trong thực tế, các mục tiêu phát triển chỉ có thể đạt được thông qua sự quản lý đô thị một cách khoa học. Việt Nam, Ireland hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, tuy khác biệt, nhưng đều cùng phải đối mặt với những vấn đề chung của quá trình phát triển, trong đó có vấn đề đô thị hóa. Đô thị hóa tạo ra các trung tâm kinh tế, là môi trường nuôi dưỡng các hoạt động khởi nghiệp, giáo dục... Vì vậy,  giáo dục chính là một biện pháp hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững và lành mạnh của đô thị trước vấn đề đô thị hóa. Bà Phó Đại sứ đánh giá cao ý nghĩa và hiệu quả của các hoạt động trao đổi về khoa học và giáo dục. Đây cũng là một trong những biện pháp của Ireland để giải quyết các vấn đề của đô thị hóa.

Bà Nuala O'Brien, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam

Hội thảo quốc tế “Đô thị hóa và phát triển - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thế kỷ XXI” gồm 4 phiên:

  • Phiên I: Xu thế đô thị hóa toàn cầu và sự thích nghi của Việt Nam
  1. Chuyển đổi đô thị trong thế kỷ XXI: Xu thế toàn cầu và hàm ý cho Việt Nam - TS. Edward Lahiff, Giảng viên nghiên cứu phát triển quốc tế, Trường ĐH Cork (Ireland).
  2. Vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh của quá trình đô thị hóa toàn cầu và chương trình nghị sự Đô thị Mới sau 2015 - TS. Nguyễn Quang, Quản lý chương trình, Chương trình Định cư Con người Liên hợp quốc.
  3. Ứng phó với thảm họa thiên nhiên trong khu vực đô thị cần tìm một cách tiếp cận tổng hợp - ThS. Vũ Thị Anh Thư, Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
  • Phiên II: Tác động của đô thị hóa đến phát triển bền vững
  1. Quá trình đô thị hóa và sinh kế của người dân khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp - TS. Nguyễn Tiến Cường, TS. Thái Thị Quỳnh Như, Viện Nghiên cứu quản lý đất đai, Tổng Cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT.
  2. Đánh giá khả năng phát triển bền vững khi triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - TS. Hoàng Xuân Cơn, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.
  • Phiên III: Các vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở một số thành phố lớn ở Việt Nam
  1. Những thách thức nghiêm trọng của thành phố Hồ Chí Minh đến giữa thế kỷ XXI -  PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng Khoa Đô thị học, ĐHKHXH&NV, ĐHQGTPHCM, Giám đốc diễn đàn phát triển đô thị bền vững châu Á tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quy hoạch và Kiến trúc thành phố HCM.
  2. Đô thị hóa trong yêu cầu phát triển bền vững của thành phố Hà Nội - TS. Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.
  3. Mô hình phát triển nào cho thành phố Buôn Ma Thuột - Bài học từ Buôn Ako Dhong - TS. Đặng Hoàng Giang, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
  4. Chính sách quy hoạch đô thị qua nghiên cứu trường hợp “ Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” tại quân Nam Từ  Liêm dưới góc nhìn khoa học liên ngành, PGS.TS Trịnh Văn Tùng, Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
  • Phiên VI: Kinh nghiệm đô thị hóa của các quốc gia khác
  1. Kinh nghiệm đô thị hóa của Hàn Quốc – Nhìn từ vấn đề di dân đô thị và cộng sinh đô thị - Trường hợp Thủ đô Seoul, TS. Lê Thị Thu Giang, Khoa  Đông Phương học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
  2. Thành phố thông minh: đặt người dân lên hang đầu, ThS. Phạm Thanh Long, Đại học Cork, Ireland.

Tác giả: Thu Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây