Ngôn ngữ
Toàn cảnh
Khoa chào đón các vị đại biểu, khách quý trong nước và quốc tế: GS.TS Phạm Minh Hạc (Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), GS.TS Phạm Tất Dong (Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam), GS.TS Nguyễn Ngọc Phú (Tổng Thư ký Hội Tâm lý học – Giáo dục học Việt Nam), PGS.TS Đinh Hùng Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam), PGS.TS Lê Văn Hảo (Phó Viện trưởng Viện Tâm lý học), GS. Yuri Zinchenco (Trưởng Khoa Tâm lý học – Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcova, Liên bang Nga), GS.TS Odette Lescarret (Giáo sư danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội).
Về phía Nhà trường, tham dự buổi lễ có GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường), GS.TS Nguyễn Văn Khánh (Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường), TS. Ngô Thị Kiều Oanh (Chủ tịch Công đoàn Trường, Trưởng Phòng Tổ chức – Cán bộ), PGS.TS Lê Khanh (nguyên Trưởng khoa Tâm lý học nhiệm kỳ đầu tiên 1997-2001). Đông đảo các thế hệ sinh viên, học viên của Khoa và đại diện các đơn vị, tổ chức hợp tác cùng Khoa trong suốt 20 năm qua đã có tham dự buổi lễ.
PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, Trưởng Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
20 năm qua, Khoa Tâm lý học đạt được nhiều thành tựu, ghi dấu ấn trong sự phát triển chung của Nhà trường và ngành Tâm lý học Việt Nam. Là một khoa trẻ, năng động, Khoa Tâm lý học là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn Trường về hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và số lượng cán bộ giảng viên có học hàm học vị cao. Hiện nay, Khoa có 20 cán bộ cơ hữu, trong đó có 2 GS, 6PGS,15 TS và 3Th.S. Chương trình đào tạo của Khoa rất phong phú: bậc cử nhân gồm hệ chuẩn và hệ chất lượng cao; 3 chương trình thạc sĩ theo hướng nghiên cứu, hướng ứng dụng và liên kết quốc tế và chương trình đào tạo tiến sĩ. Điểm tuyển sinh đầu vào của Khoa luôn thuộc nhóm dẫn đầu toàn trường, điều này thể hiện sức hấp dẫn của ngành Tâm lý học cũng như uy tín của Khoa đối với xã hội.
Khoa đã đào tạo 21 khóa sinh viên hệ chuẩn, cùng với 3 khóa sinh viên hệ CLC. 1400 cử nhân, 225 thạc sĩ, 10 tiến sĩ. Cán bộ của khoa chủ trì và tham gia 75 đề tài nghiên cứu các cấp, 10 đề tài quỹ Nafosted, 8 dự án quốc tế, phối hợp với các tổ chức phi chính phủ tiến hành nhiều đánh giá độc lập và nghiên cứu can thiệp. Khoa xuất bản 19 sách chuyên khảo; xuất bản từ 40 đến 50 bài báo hàng năm đăng trên tạp chí có chỉ số quốc gia và quốc tế; nghiệm thu 29 giáo trình, bài giảng, phủ trên 80% số lượng các môn học. Sinh viên thực hiện từ 15 đến 20 đề tài NCKH mỗi năm.
Sinh viên ngành Tâm lý học tốt nghiệp ra trường đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp như tâm lý học, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, truyền thông, kinh doanh...
PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, Trưởng Khoa Tâm lý học phát biểu: “Trong thời gian tới, mục tiêu của Khoa tâm lý học là nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, gắn giảng dạy lý thuyết với ứng dụng thực tiễn, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu, thực hành trong nước và quốc tế. Chúng tôi hiểu rằng các nhiệm vụ trên chỉ có thể thành công khi có sự ủng hộ, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo trong và ngoài Khoa, sự đoàn kết nhất trí và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, sinh viên trong Khoa”.
GS.TS Nguyễn Văn Kim, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường
GS.TS Nguyễn Văn Kim, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu: “Là một ngành khoa học nghiên cứu về đời sống tinh thần của con người, tâm lý học luôn tìm cách vận dụng các lý thuyết và phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề tâm lý cá nhân và xã hội, đồng thời giúp con người đạt đến cuộc sống an bình hơn, hạnh phúc hơn. 20 năm là một khoảng thời gian không dài đối với một ngành khoa học, một đơn vị đào tạo, nhưng cũng đủ để tập thể Khoa Tâm lý từng bước vươn lên khẳng định năng lực và vị thế của mình, đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Tập thể Nhà trường tin rằng, trong chặng đường sắp tới, với tinh thần đoàn kết, với sự quyết tâm cao, thầy và trò Khoa Tâm lý học sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được ĐHQGHN và Nhà trường giao phó và xã hội kỳ vọng”. Bí thư Đảng ủy Nhà Trường nhấn mạnh, Khoa cần tiếp tục tập trung nguồn lực để xây dựng các đề tài, dự án nghiên cứu lớn, các chương trình hợp tác trong nước và quốc tế để xã hội hóa, hiện thực hóa và lan tỏa các giá trị đóng góp cho ngành và xã hội.
PGS.TS Đinh Hùng Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam
GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu: “Là một ngành khoa học nghiên cứu về đời sống tinh thần của con người, Tâm lý học luôn tìm cách vận dụng các lý thuyết và phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề tâm lý cá nhân và xã hội, đồng thời giúp con người đạt đến cuộc sống an bình hơn, hạnh phúc hơn. 20 năm là một khoảng thời gian không dài đối với một ngành khoa học, một đơn vị đào tạo, nhưng cũng đủ để tập thể Khoa Tâm lý từng bước vươn lên khẳng định năng lực và vị thế của mình, đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Tập thể Nhà trường tin rằng, trong chặng đường sắp tới, với tinh thần đoàn kết, với sự quyết tâm cao, thầy và trò Khoa Tâm lý học sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được ĐHQGHN và Nhà trường giao phó và xã hội kỳ vọng”.
Bí thư Đảng ủy Nhà Trường nhấn mạnh, Khoa cần tiếp tục tập trung nguồn lực để xây dựng các số đề tài, dự án nghiên cứu lớn, các chương tình hợp tác trong nước và quốc tế để xã hội hóa, hiện thực hóa và lan tỏa các giá trị đóng góp cho ngành và xã hội.
PGS.TS Đinh Hùng Tuấn (Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam) phát biểu: “Chi hội Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV là một trong những chi hội hoạt động tích cực, có hiệu quả nhất, đóng góp vào sự phát triển chung của Hội. Hội rất mong được đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác hiệu quả thiết thực với Khoa Tâm lý học trong thời gian tới.”
Nhân dịp này, tập thể và các cá nhân nhà giáo của Khoa đón nhận nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam
Tập thể Khoa nhận Bằng khen của của Bộ Giáo dục và Đạo tạo
Tập thể Khoa và các cá nhân nhận Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội
Tập thể Khoa và các cá nhân nhận Bằng khen của Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam
Chương trình đào tạo Pháp ngữ là một điểm nhấn nổi bật và mang lại sự khác biệt trong hoạt động đào tạo của Khoa Tâm lý học. Ngay từ những ngày đầu thành lập, chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học lâm sàng Pháp ngữ và chương trình đào tạo thạc sỹ Pháp ngữ “Tâm lý học phát triển trẻ em và thanh thiếu niên” đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất nhiệt tình của ban lãnh đạo và các giảng viên trường Đại học Toulouse II (Cộng hòa Pháp). Trong buổi lễ, GS.TS Odette Lescarret (Tiến sĩ Danh dự của Đại học Quốc gia Hà Nội) đã trao bằng tốt nghiệp cho các học viên tốt nghiệp chương trình thạc sỹ Pháp ngữ năm học 2016-2017.
Trong 20 năm qua, Khoa Tâm lý học đã đạt được những bước phát triển trong hoạt động hợp tác quốc tế. Khoa đã thiết lập và duy trì được sự hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học, viện nghiên cứu ở Pháp, Ba Lan, Nauy, Liên bang Nga, Brazil, Úc, Trung Quốc. Nhân dịp này, Khoa ký kết văn bản hợp tác cùng với Khoa Tâm lý học, Đại học Tổng hợp Matcova (Liên bang Nga).
PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, Trưởng khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng GS.Yuri Zinchenco, Trưởng Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Tổng hợp Matxcova, Liên bang Nga ký kết văn bản hợp tác giữa hai đơn vị
Từ trái qua phải: PGS.TS Hoàng Mộc Lan, GS.TS Nguyễn Hữu Thụ, PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, PGS.TS Lê Khanh, GS.TS Trần Thị Minh Đức
Khoa Tâm lý học cũng tri ân các thế hệ cán bộ giảng viên đã có công xây nền đắp móng và các cá nhân, tổ chức đã hợp tác chặt chẽ cùng Khoa trong suốt 20 năm xây dựng và phát triển, giúp Khoa ngày càng tạo dựng được vị thế vững chắc, phát huy được sự năng động, sáng tạo và ngày càng vươn xa.
Tập thể Khoa Tâm lý học và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Tác giả: Thu Hà, Ảnh: Thành Long
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn