Ngôn ngữ
Bài thuyết trình của GS. Joerg Menzel đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Nghị viện và Chủ nghĩa Lập pháp Đa cấp của EU, trong đó các chủ đề chính là: sự thành lập và lớn mạnh của Nghị viện Châu Âu với tư cách là cơ quan lập pháp cao nhất của Liên minh Châu Âu; mối quan hệ giữa Pháp luật các Quốc gia thành viên và Pháp luật chung của EU; các vấn đề nảy sinh trong quá trình duy trì và đảm bảo quyền công dân của người dân EU, v.v...
G.S Joerg Menzel thuyết trình trước đông đảo sinh viên Khoa Quốc tế học, trường ĐHKHXH&NV (Ảnh: Thành Long/USSH)
Theo GS. Joerg Menzel, việc xây dựng và thúc đẩy Nghị viện Châu Âu là nỗ lực lớn của Liên minh Châu Âu nhằm thống nhất hệ thống lập pháp của Liên minh. Trải qua quá trình phát triển của Liên minh, Nghị viện Châu Âu được mở rộng và ban hành thêm quyền lực để phát huy vai trò lập pháp của mình. Đặc biệt, tới năm 1979, Nghị viện Châu Âu đã được người dân Châu Âu bầu trực tiếp. Đến nay Nghị viện đã có 766 thành viên.
Ngoài ra, Chủ nghĩa Lập pháp Đa cấp cũng là một cơ chế đóng góp vào quá trình nhất thể hóa luật pháp EU. Chủ nghĩa Lập pháp Đa cấp EU bao gồm hai thành tố chính là Luật pháp EU và Luật pháp các Quốc gia thành viên, theo đó Luật pháp EU luôn có vị thế cao hơn so với Luật pháp các nước thành viên, và đóng vai trò như cơ chế đảm bảo quyền công dân của tất cả người dân EU. Theo GS. Joerg Menzel, sự thành công của Hệ thống Lập pháp Đa cấp phụ thuộc nhiều vào tính thống nhất giữa Pháp luật EU và Pháp luật các nước thành viên. Ông cũng đề cập tới hệ thống pháp luật Đức như một ví dụ của hệ thống pháp luật thành viên EU và những vấn đề tồn tại trong quá trình hòa hợp Pháp luật Đức và Pháp luật EU.
Được biết, buổi thuyết trình của GS. Joerg Menzel là một hoạt động trong khuôn khổ các họat động hợp tác của trường ĐHKHXH&NV với Viện Konrad Adenauer (CHLB Đức).
Tác giả: Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn