Hội nghị KHSV Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt lần 2
admin
2012-04-09T09:18:20-04:00
2012-04-09T09:18:20-04:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/hoi-nghi-khsv-khoa-viet-nam-hoc-va-tieng-viet-lan-2-8344.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ hai - 09/04/2012 09:18
Hội nghị khoa học sinh viên Khoa Việt Nam học và tiếng Việt lần thứ 2 được tổ chức ngày 29/3/2012. Đã có 20 báo cáo được trình bày tại hai tiểu ban. Đây là lần thứ 2 các sinh viên của khoa tham gia nghiên cứu khoa học và báo cáo kết nghiên cứu của mình trước sự có mặt đông đảo của các thày cô và sinh viên trong khoa. Nhiều sinh viên nước ngoài đang theo học tại khoa cũng tham dự và có những phát biểu tranh luận sôi nổi.
Hội nghị khoa học sinh viên Khoa Việt Nam học và tiếng Việt lần thứ 2 được tổ chức ngày 29/3/2012. Đã có 20 báo cáo được trình bày tại hai tiểu ban. Đây là lần thứ 2 các sinh viên của khoa tham gia nghiên cứu khoa học và báo cáo kết nghiên cứu của mình trước sự có mặt đông đảo của các thày cô và sinh viên trong khoa. Nhiều sinh viên nước ngoài đang theo học tại khoa cũng tham dự và có những phát biểu tranh luận sôi nổi.
Hầu hết các đề tài được các sinh viên lựa chọn đều mang tinh truyền thống, phù hợp với các ngành chuyên môn đang được đào tạo. Mảng đề tài tìm hiểu về lễ hội được lựa chọn khá nhiều như Lế hội xuống đồng của dân tộc Tày-Nùng ở Việt Bắc của Lê Hoài Thu, hát xoan Phú Thọ của Nguyễn Thị Thu Huệ, chợ tình - Một hình thức sinh hoạt văn hoá độc đáo của Lê Thanh Thư và Phạm Hải Yến, Lễ hội cầu ngư của Lê Thị Hà Trang, Truyền thuyết và lễ hội Mẫu Liễu Hạnh của Lê Thị Huyền và Nguyễn Thị Trang, Truyền thuyết và lễ hội về Chử Đồng Tử - Tiên Dung của Vũ Thị Thu Huyền, Đặng Thị Ngân (chiếm 6 trên 20 báo cáo). Mảng đề tài tìm hiểu các di tích văn hoá cổ trong đời sống văn hoá kinh tế hiện đại cũng được quan tâm như Khai thác đi sản văn hoá phục vụ du lịch và phát triển kinh tế: Thực trạng và giải pháp từ trường hợp làng cổ Đường Lâm của Phạm Thị Cảnh, Di tích Phố Hiến trong cuộc sống hiện đại của Nguyến Thị Thu Hà và Nguyến Thị Thu Nhung, Phố cổ Hà Nội trong thời kinh tế thị trường của Lê Thị Lan, Biến đổi văn hoá - góc nhìn từ làng cổ ngoại thành Hà Nội (trường hợp làng cổ Cự Đà và Mông Phụ) của Nguyễn Văn Trường và Nguyễn Thu Hương. (4 báo cáo). Có hai tác giả chọn đề tài tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng là Dương Thị Thu Hương với đề tài Nét đẹp trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu và Nguyễn Thị Huyền với đề tài Những nét cơ bản trong sự hoà quyện giữa đạo Bà la môn và tín ngưỡng bản địa Chăm ở duyên hải Nam Trung bộ. Hai đề tài về phụ nữ Việt Nam được tìm hiểu đó là Hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội Việt Nam truyền thống của Nguyễn Thị Ngân và Vai trò của nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhóm tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phạm Thị Thương. Sáu đề tài còn lại là của Đào Anh Tuấn: Giá trị nội dung của truyện thơ Thái về đề tài tình yêu; Nguyễn Thị Kiều Như: Nét đặc sắc trong trang phục một vài dân tộc Tây Bắc Việt Nam; Trần Thị Ánh Hồng: Tìm hiểu nền tảng ẩm thực của người H’mông ở Tây Bắc Việt Nam; Trần Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Lệ, Vũ Thị Hằng: Những tác động của làn sóng Hallu tới giới trẻ Việt Nam; Nguyễn Thị Ngân: Quốc hiệu Việt Nam qua các triều đại phong kiến; Đỗ Thanh Tình: Vẻ đẹp huyền bí của hồ Ba Bể.
Có thể nói, chất lượng chung của các báo cáo được trình bày khá tốt. Các tác giả đã có sự đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ vào việc khảo sát, nghiên cứu để tìm ra những nét mới, độc đáo của từng đề tài, đưa ra những nhận định, đánh giá có tính thuyết phục và các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, du lịch và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh việc tìm hiểu những đề tài mang giá trị truyền thống, có một số đã mạnh dạn tìm hiểu những đề tài mới, hiện đại mang tính thời sự như tìm hiểu sự tác động của làn sóng Hallu tới giới trẻ Việt Nam hay Phố cổ Hà Nội trong thời kinh tế thị trường. Một điểm cần nhấn mạnh là các sinh viên đã ngày càng quen với viết và trình bày một đề tài nghiên cứu khoa học. Các báo cáo khoa học đã được trình bày theo đúng những quy định và khi thuyết trình được người nghe tán đồng. Các ý kiến tham luận, trao đổi cũng hết sức thú vị, gợi một không khí khoa học thực sự, hạn chế tối đa khoảng cách giữa thày và trò, giữa sinh viên Việt Nam và nước ngoài.
Nếu có điều gì nuối tiếc thì cảm nhận chung của người tham dự đó là thời gian dành cho việc nghiên một đề tài (từ khi triển khai đến khi tổ chức hội nghị) dường như còn quá ít. Vì vậy, nhiều đề tài được nghiên cứu công phu nhưng khi trình bày còn chưa thật sự thuyết phục.
Kết quả Ban Chủ nhiệm khoa đã đánh giá và trao thưởng cho những đề tài được đánh giá cao gồm một giải nhất, một giải nhì, một giải ba, một giải khuyến khích.