Hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững”

Thứ tư - 12/04/2017 19:41
Sáng nay,12/4/2017, GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Nhà trường đã phát biểu khai mạc hội thảo với chủ đề “Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững” tại khách sạn Army, số 1 Nguyễn Tri Phương.
Hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững”
Hội thảo “Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững”

Toàn cảnh buổi hội thảo

Đây là hội thảo đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề “Hate Speech”, do Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH KHXH & NV) và Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin & Truyền thông đồng tổ chức, với sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sỹ và đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức truyền thông hàng đầu, cùng đại diện đến từ các đại sứ quán Anh, Thụy Điển, Hoa Kỳ.

Hội thảo là diễn đàn mở chính thức đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề liên quan đến những phát ngôn gây thù ghét với sự tham gia của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các học giả trong nước và quốc tế. Diễn đàn chính là cầu nối để các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp cung cấp nền tảng mạng xã hội cùng thảo luận nhằm tìm ra các giải pháp khả thi, hướng tới xây dựng một môi trường mạng xã hội an toàn và công bằng cho người sử dụng.

GS. TS. Phạm Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, GS. TS. Phạm Quang Minh - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Mạng xã hội đã tạo ra một sân chơi rộng lớn cho “công dân toàn cầu” tự do kết nối và chia sẻ. Tuy nhiên, nó cũng trở thành công cụ miễn phí và vô hình mà bất cứ ai có thể sử dụng để tấn công hay trục lợi từ những phát ngôn truyền bá bạo lực và thù hận (hate speech) đối với cá nhân và tổ chức. Tình trạng này đang ngày càng nghiêm trọng và đang tạo nên một thách thức lớn không chỉ tại Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu”.

Theo một kết quả khảo sát mà VPIS đưa ra, 78% người được hỏi tại Việt Nam đều khẳng định từng là nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội hoặc biết những trường hợp tương tự.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử - bàn về thực trạng của những phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội tại Việt Nam

Để đối phó với vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho biết, thời gian qua, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ, bao gồm ban hành các quy định mới phù hợp với diễn biến thực tại của mạng xã hội, tiến hành đối thoại, kêu gọi sự hợp tác và trách nhiệm hơn từ các nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, vẫn cần những giải pháp khả thi để hướng tới các giải pháp lâu dài và bền vững cho cộng đồng sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam.

Trong buổi hội thảo, TS Phạm Hải Chung cũng cho rằng để hạn chế “Hate Speech”, cần có sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, với các nhà cung cấp dịch vụ trên Internet, để đảm bảo các nội dung gây thù ghét được lọc nhanh hơn, chuẩn xác hơn, cũng như khiến cho các đối tượng thường xuyên đưa ra “Hate Speech” nhận ra đâu là điều sai trái.

Trước thực tế phát ngôn gây thù ghét trên mạng ngày càng phổ biến và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, hội thảo hướng tới đề xuất, xây dựng, triển khai “Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội Việt Nam” theo đề xuất của Chương trình Nghiên cứu Internet & Xã hội, ĐH KHXH&NV.

TS. Andreas Mattsson, Giám đốc Trường Báo chí & Truyền thông, Đại học Lund  chia sẻ về thực trạng tin giả và phát ngôn gây thù ghét tại Thụy Điển

Bộ quy tắc có 8 nội dung. Trong đó, nội dung chính là Công ty Công nghệ thông tin sẽ là một trong những đơn vị đi đầu về chống lan truyền các chủ đề thù hận nói xấu trên mạng. Các công ty này sẽ có một quy trình để xem xét các thông tin thù hận nới xấu bất hợp pháp để có thể loại bỏ các thông tin bất hợp pháp trong vòng 24h hoặc có thể vô hiệu hóa quyền truy cập những nội dung này nếu cần thiết.

Hội thảo đã kết túc thành công tốt đẹp. Trả lời phỏng vấn, GS. TS. Phạm Quang Minh Chủ tịch Hội đồng Khoa học Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra dự kiến khoảng từ 3 đến 6 tháng tới sẽ có một bản dự thảo cuối cùng có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người.Bộ quy tắc ứng xử này khi áp dụng vào cuộc sống sẽ giúp nâng cao nhận thức người dân, tạo ra các hành động sử dụng MXH ngày càng văn minh hơn.

---------------------------

>>> Tin bài liên quan

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

BÁO ĐIỆN TỬ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM - VTV.VN

BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Báo điện tử Pháp luật và Đời sống

An ninh Thủ Đô

Tác giả: Hoai An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây