Ngôn ngữ
Ngài Phó Đại sứ cho biết, các đại học của Ba Lan có chất lượng nghiên cứu và đào tạo không hề thua kém các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Việc hợp tác trao đổi sinh viên, học viên giữa Nhà trường cũng như các đại học của Việt Nam với các đối tác Ba Lan có nhiều điều kiện thuận lợi như: chi phí học tập ở Ba Lan rẻ, cộng đồng dân cư thân thiện, cởi mởi, bề dày truyền thống hợp tác đào tạo Việt Nam - Ba Lan trong quá khứ… Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước đã có thoả thuận chính thức trao đổi sinh viên, hàng năm, nhiều sinh viên Ba Lan được gửi sang Việt Nam học tiếng Việt và văn hoá. Trên cơ sở ấy, Đại sứ quán Ba Lan ủng hộ và thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa các cơ sở đại học hai nước, và bày tỏ mong muốn sẽ mở rộng các chuyên ngành đào tạo mà sinh viên Ba Lan theo học ở Việt Nam, chứ không chỉ bó hẹp trong việc học tiếng và văn hoá.
Khẳng định chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo, hướng tới hội nhập sâu rộng với quốc tế, GS.TS Vũ Đức Nghiệu cho biết Nhà trường hoan nghênh và ủng hộ đề xuất thiết lập quan hệ chặt chẽ với các đại học Ba Lan. Trường ĐHKHXH&NV sẵn sàng hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo về các ngành học KHXHNV là thế mạnh: Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học, Lịch sử, Văn học, Báo chí học, Đông phương học, Quốc tế học, Việt Nam học… Bên cạnh đó, trao đổi sinh viên, giảng viên sẽ làm một hoạt động trọng tâm trong hợp tác giữa các đại học.
Tại buổi làm việc, hai bên cũng trao đổi về khả năng sẽ mở ngành Ba Lan học tại Trường ĐHKHXH&NV trong thời gian tới.
Tác giả: Thanh Hà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn