Tin tức

Tuyển dụng

Thông báo kết quả điểm xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo kết quả điểm xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển dụng...

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển dụng viên chức năm 2024

Thực hiện kế hoạch năm học 2023-2024; Căn cứ Công văn số 4620/ĐHQGHN-TCCB ngày 04/12/2023 của Đại...

Hơn 1.200 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm - kết nối nhà tuyển dụng 2024

Chỉ còn 04 ngày nữa, Ngày hội việc làm - kết nối nhà tuyển dụng sẽ chính thức diễn ra tại Trường Đại...

Nhà Nga học

Nhà Nga học "lặng lẽ"

 23:36 06/10/2015

“Cứ lặng lẽ làm việc, mọi việc rồi sẽ ổn” - đó là lời thầy dặn tôi ngay từ ngày đầu tiên tôi rụt rè bước vào phòng làm việc của thầy ở nhà E, Trường ĐHKHXH&NV để gặp thầy hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của mình – PGS.TS Phạm Gia Lâm. Cũng từ đó (2005) đến bây giờ, tôi và nhiều cán bộ trẻ khác trong Khoa may mắn được làm việc với thầy, được thầy lặng lẽ dìu dắt, chia sẻ và giúp đỡ trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh - người khơi nguồn tri thức

GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh - người khơi nguồn tri thức

 22:41 04/10/2015

Còn một sự tôn vinh khác, không bằng danh hiệu, nhưng vô cùng đáng giá là sự yêu mến của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, học trò dành cho ông. Mỗi khi nhắc đến GS.TS Nguyễn Văn Khánh, GS. Đinh Xuân Lâm - người thầy chung của bộ môn Lịch sử Việt Nam cận hiện đại và là một trong “tứ trụ” của nền sử học đương đại Việt Nam không bao giờ giấu được sự yêu mến và tự hào.Tình cảm ấy không vì danh hiệu hay chức vị mà bởi tấm lòng của ông với nghề, với người. Là một nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, nhưng trên hết, ở ông luôn tỏa sáng nhân cách của một trí thức chân chính. GS.TS.NGND chính là người khơi nguồn tri thức, cống hiến vì một Việt Nam trí tuệ và vinh quang.
GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú: nhà giáo, nhà khoa học ưu tú - người cán bộ lãnh đạo tài năng, gương mẫu

GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú: nhà giáo, nhà khoa học ưu tú - người cán bộ lãnh đạo tài năng, gương mẫu

 02:17 04/10/2015

Trong các thế hệ học trò của ông, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo xuất sắc, nhiều nhà khoa học tài năng. Nhưng như lời tâm sự của một người học trò: “Thầy Phú mạng Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét), nhưng dáng vóc ông in đậm vào tâm trí học trò vừa đường bệ, oai nghiêm, sừng sững như một trái núi, vừa giản dị, thân thiết và rất đời thường. Học trò theo ông lúc nào cũng thấy ông gần gũi như ở ngay trước mặt. Nhưng đỉnh núi thì mãi cao vời vợi đến trời xanh khát vọng”. Tiếp xúc với ông, không khó để nhận ra, dù hoạt động ở lĩnh vực nào, cương vị nào, ông cũng luôn làm việc với tư cách một nhà khoa học. Làm chính trị là khoa học, tuyên giáo là khoa học, lãnh đạo, quản lý cũng phải là khoa học. Ông khiêm tốn tự nhận rằng, nếu có thể làm được điều gì đó, có một chút đóng góp nào đó, là bởi luôn sống, hành động hết mình, tận tụy và trách nhiệm bằng tư duy khoa học, phương pháp khoa học
Người đốt lên những ngọn lửa

Người đốt lên những ngọn lửa

 06:09 02/10/2015

Có một ai đó đã từng nói: “Giáo dục... là đốt lên ngọn lửa”. Chân lý ấy đã được các thế hệ học trò chúng tôi chứng nghiệm ở người thầy nhiệt huyết, cương trực, giầu tính nhân văn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Phạm Xuân Hằng.
Kỷ niệm về một người thầy

Kỷ niệm về một người thầy

 21:27 01/10/2015

Tôi nghĩ thầy Thuyết là người đã có đóng góp rất lớn trong việc đổi mới hoạt động nghị trường, để Nhà nước ta thực sự là của dân, do dân và vì dân. Khi thầy nghỉ hưu, sau hai khóa làm đại biểu Quốc hội, tôi cảm thấy có một sự hụt hẫng, tiếc nuối. Nhiều người mà tôi quen biết cũng có chung sự tiếc nuối này. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đất nước cần lắm những người có trí tuệ, có tấm lòng và bản lĩnh như thầy Thuyết của tôi và của nhiều thế hệ học trò.
PGS.TS Phạm Quang Long - nhà quản lý và người thầy giáo

PGS.TS Phạm Quang Long - nhà quản lý và người thầy giáo

 03:07 01/10/2015

Tính đến thời điểm này, PGS.TS Phạm Quang Long đã tròn 40 năm trong nghề làm thầy, gần nửa thời gian đó, ông không có may mắn trực tiếp đứng lớp, do được phân công đảm nhận nhiều chức danh quản lý: là Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn gần trọn một nhiệm kì (từ 1992 đến 1996), Phó Hiệu trưởng, rồi Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (từ 1996 đến 2001), Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2001-2005), Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội (2005-2013)… Và bây giờ sau nhiều cuộc “viễn du”, ông lại trở về cái nôi quen thuộc, từng nhiều năm gắn bó, gần gũi - Khoa Văn học, với nghiệp làm thầy…
Một người thầy mẫu mực, một nhà khoa học lớn

Một người thầy mẫu mực, một nhà khoa học lớn

 08:09 29/09/2015

Trong quá trình phấn đấu và trưởng thành trên con đường khoa học, mỗi người có một hoàn cảnh riêng và một cách đi riêng. Với GS. Lê Quang Thiêm, con đường khoa học mà ông đã lựa chọn tuy gặp không ít gian truân nhưng đã đưa ông đến đỉnh cao của vinh quang. Ông là một trong những người thầy không những có trình độ chuyên môn uyên thâm mà còn có những tri thức liên ngành sâu sắc, xứng đáng là tấm gương cho thế hệ sau học tập về tinh thần lao động bền bỉ, kiên trì và tình yêu nghề nghiệp.
PGS.TS.NGƯT Lâm Bá Nam - 30 năm đắm say với Dân tộc học

PGS.TS.NGƯT Lâm Bá Nam - 30 năm đắm say với Dân tộc học

 00:07 29/09/2015

Lâm Bá Nam nói ông chưa bao giờ nghĩ mình sẽ chọn Dân tộc học. Nhưng có một điều chắc chắn là Dân tộc học đã chọn ông. Làm nghề này cần tâm hồn của một nhà thơ và lý trí của một nhà khoa học. Và vì thế, Lâm Bá Nam đã đến với Dân tộc học một cách tự nhiên, chân thành và nhiệt huyết, trong suốt trên ba mươi năm qua, và chắc chắn vẫn chưa dừng lại.
Người thầy tận tuỵ một tấm lòng với Việt ngữ học

Người thầy tận tuỵ một tấm lòng với Việt ngữ học

 22:29 28/09/2015

Thầy Đức xứng đáng được coi là “chứng nhân lịch sử” khi đi qua và chứng kiến mọi bước thăng trầm, mọi sự trưởng thành của làng Việt ngữ học. Các thế hệ Ngôn ngữ học nước nhà đều nhắc đến tên thầy - GS. Đinh Văn Đức - với niềm kính trọng, yêu quý và thân thương. Với một người thầy, một nhà khoa học, thì đó chính là “tấm huy chương” xứng đáng nhất.
Nhà khoa học say mê ngôn ngữ và văn hoá phương Đông

Nhà khoa học say mê ngôn ngữ và văn hoá phương Đông

 05:06 28/09/2015

GS.TS.NGƯT Mai Ngọc Chừ là một trong những giáo sư đầu ngành về ngôn ngữ học và chuyên gia về văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Đông Nam Á. Hơn 40 năm đứng trên bục giảng, từng đi nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều trường đại học trong nước và nước ngoài thế nhưng, ở tuổi 66, lòng say mê khoa học của thầy vẫn dường như là bất tận. Thầy kể với chúng tôi về những chuyến đi nước ngoài (đến Cămpuchia, Nga, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc …), về những lần đi dạy cho các lớp sau đại học ở các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Cần Thơ, … bằng sự đam mê, sự thích thú, xen lẫn niềm tự hào…
Người thầy nghiêm khắc mà chí tình

Người thầy nghiêm khắc mà chí tình

 22:55 27/09/2015

Trong hơn 40 làm công tác nghiên cứu và giảng dạy, ông tập trung sâu vào một số lĩnh vực như: Dân tộc học nông nghiệp, các dân tộc ngóm ngôn ngữ Tày - Thái ở Việt Nam, quan hệ tộc người, các dân tộc ở châu Á. Thành quả lao động miệt mài mà ông đóng góp cho ngành Dân tộc học là vô cùng ấn tượng: trên dưới 100 công trình, bao gồm giáo trình Dân tộc học đại cương, sách chuyên khảo, bài tạp chí, báo cáo khoa học cho các hội thảo trong và ngoài nước.
Nhà giáo Vũ Cao Đàm - người khai phá những vùng đất mới trong khoa học

Nhà giáo Vũ Cao Đàm - người khai phá những vùng đất mới trong khoa học

 08:53 25/09/2015

Qua hơn 40 năm hoạt động nghiên cứu và giảng dạy, thầy đã để lại cho đồng nghiệp trong nước và nước ngoài những công trình đầy tâm huyết, từ những nghiên cứu lý luận về khoa học và công nghệ đến các bài viết mang ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn quản lý và hoạch định chính sách. Qua những công trình được ghi nhận trong tuyển tập này, có thể nói: Thầy là người đã đặt nền móng và xây dựng ngành Khoa học luận, Công nghệ luận, ngành Chính sách Khoa học và Công nghệ và ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ của nước nhà
PGS.NGND Bùi Duy Tân - một đời đam mê văn học sử

PGS.NGND Bùi Duy Tân - một đời đam mê văn học sử

 02:19 25/09/2015

Là sinh viên khóa I (1956-1959) của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bùi Duy Tân thuộc thế hệ đầu tiên được chính “nền khoa học nội địa” đào tạo bài bản để trở thành những nhà nghiên cứu mang tính chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông được giữ lại trường công tác, tổng cộng có trên 40 năm nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (sau là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), trở thành một tên tuổi trong giới nghiên cứu văn học sử nước nhà.
GS.TSKH Vũ Minh Giang: tận hiến với đời, tận tâm với quê hương

GS.TSKH Vũ Minh Giang: tận hiến với đời, tận tâm với quê hương

 01:36 24/09/2015

Nhắc đến ông là nhắc đến một trong những nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành về lịch sử và một số chuyên ngành trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Thực tế hơn 40 năm công tác và phục vụ cho sự nghiệp chung, nhất là trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đã khẳng định vai trò và năng lực của GS.TSKH Vũ Minh Giang cả trong đào tạo, trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn. Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội - GS. Vũ Minh Giang đã có nhiều công trình nghiên cứu mang lại những giá trị rất thiết thực và căn bản, thể hiện rõ nét tư duy mạch lạc, khách quan, cẩn trọng và toàn diện của một nhà khoa học, một nhà giáo đầy trách nhiệm và tâm huyết.
GS.TS Nguyễn Thiện Giáp - người

GS.TS Nguyễn Thiện Giáp - người "cuốc cày" không nghỉ

 03:49 22/09/2015

Giáo sư Giáp là một trong những người góp phần làm nên sức mạnh của bộ môn, rồi Khoa Ngôn ngữ học. Lý luận ngôn ngữ, từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt, dụng học Việt ngữ là những lĩnh vực ông quan tâm nhất và ra sức truyền đạt cho học trò.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây