PGS.TS.NGƯT Vũ Văn Thi: Lặng thầm nối nhịp cầu văn hoá

PGS.TS.NGƯT Vũ Văn Thi: Lặng thầm nối nhịp cầu văn hoá

 05:05 10/11/2015

PGS.TS.NGƯT Vũ Văn Thi hiện là Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt. Giản dị và nhiệt thành, thầy luôn mang lại một nguồn động viên, một sự khích lệ đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên người nước ngoài đến học tại Việt Nam. Thầy tâm sự, nhiều người nghĩ dạy tiếng Việt, dạy về văn hoá Việt Nam đơn giản lắm, nhưng thực sự đối với thầy, đó là một nghệ thuật. Mà chắc chắn đó là một nghệ thuật nên mới có thể góp phần tạo được sự kết nối, giao lưu văn hoá ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam và thế giới. Đó là một nghệ thuật nên suốt hơn 45 năm Khoa xây dựng và phát triển, những giảng viên như thầy vẫn đang miệt mài, lặng thầm và say mê với sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy về tiếng Việt, về Việt Nam học, coi đó là một chìa khoá để mở cánh cửa bước vào một thế giới tiềm ẩn những vẻ đẹp, những giá trị và nội lực của sự phát triển.
GS. Trần Quốc Vượng với sứ mệnh khai mở đào tạo du lịch ở bậc đại học

GS. Trần Quốc Vượng với sứ mệnh khai mở đào tạo du lịch ở bậc đại học

 21:59 06/11/2015

GS Trần Quốc Vượng đã từng nói về mình trong một bài tự bạch rằng ông sinh ra với mệnh trời đã định là Sơn Đầu Hỏa (lửa đầu non). Ban ngày khi rong ruổi, thấy ánh lửa cùng khói cuộn lên ở trên núi, người lữ khách bỗng thấy ấm lòng khi biết xa kia có mái nhà ấm áp. Buổi đêm, ánh lửa lập lòe nơi non cao như điểm sáng chói lòa rọi vào lòng người đi đang không biết phương nào là điểm đến, chốn nào là điểm dừng chân, giúp họ có thể thở hắt ra một hơi khoan khoái mà ngập tràn niềm tin. Bằng tư chất dẫn đường trong khoa học, ông hớp hồn người nghe bằng ánh sáng của trí tuệ bởi cách nói, cách viết, cách diễn đạt, giảng dạy và khai mở những chuyên ngành mới trong đó có khoa học du lịch.
Khoa Báo chí trong cuộc đời dạy học của tôi

Khoa Báo chí trong cuộc đời dạy học của tôi

 01:52 06/11/2015

Con đường của tôi đến với Khoa Báo chí trong chặng đường cuối cùng của cuộc đời đi dạy học là một sự tất yếu đầy may mắn.
Lưỡng quốc tiến sĩ Đỗ Văn Khang

Lưỡng quốc tiến sĩ Đỗ Văn Khang

 22:36 03/11/2015

Từ người thợ sắp chữ nhà in trở thành một Tiến sĩ khoa học, từ một cán bộ trẻ theo cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp đã tròn 50 tuổi Đảng, giáo sư Đỗ Văn Khang với hình dáng đẹp, quắc thước, trái tim vẫn sôi nổi như ban đầu.
Giáo sư Trần Ngọc Vương: Văn chương là hành động

Giáo sư Trần Ngọc Vương: Văn chương là hành động

 03:05 03/11/2015

Đọc các công trình của Trần Ngọc Vương, từ Loại hình học tác gỉa văn học… qua Văn học Việt Nam Dòng riêng giữa nguồn chung đến Thực thể Việt nhìn từ các toạ độ chữ, có thể nhận thấy một khái niệm thường xuyên được ông nhắc lại: hệ hình. Nếu ngôn ngữ là sự phản ánh tư duy thì hệ hình là khái niệm phản ánh trung thành nhất đường lối tư duy Trần Ngọc Vương. Là một nhà nghiên cứu ngữ văn học nhưng trên hết, là một nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, cái nhìn của Trần Ngọc Vương luôn là một cái nhìn mang tính tổng thể.
Nhà khoa học nặng lòng với chuyên ngành Văn hoá quản lý

Nhà khoa học nặng lòng với chuyên ngành Văn hoá quản lý

 05:00 02/11/2015

Từ chiến trường đến giảng đường, từ Triết học đến với ngành Khoa học Quản lý, PGS.TS Phạm Ngọc Thanh đã tìm thấy công việc mà ông gắn bó cả cuộc đời, tìm thấy lĩnh vực nghiên cứu mà mình đam mê và có nhiều đóng góp.
PGS.TS.NGND Hoàng Văn Khoán: Người thầy của chúng tôi

PGS.TS.NGND Hoàng Văn Khoán: Người thầy của chúng tôi

 23:21 01/11/2015

Sinh ra từ thung lũng ngàn sâu Hương Khê - Hà Tĩnh, mang trong mình khí chất chất phác, gan góc mà đôn hậu với tính cách thật thà pha chút ngang tàng của những người sinh ra trong không gian văn hóa Lam Hồng. Chính không gian văn hóa ấy đã tạo nên một người Thầy từ khi bước vào nghề giáo cho đến khi tuổi đã ngoài bát tuần mà vẫn cần mẫn lục tìm những bí ẩn nơi lòng đất nguyên sơ. Dù tuổi đã xế chiều nhưng trên bàn làm việc của Thầy vẫn luôn có những tập bản thảo Nghiên cứu Khoa học Sinh viên từ năm nhất cho đến Khóa luận Tốt nghiệp đại học. Chúng em những lứa sinh viên may mắn được Thầy yêu, Thầy quý chúc Thầy Tùng Hạc Diên Niên.
Nhà nghiên cứu Việt ngữ học thâm hậu, đam mê

Nhà nghiên cứu Việt ngữ học thâm hậu, đam mê

 00:30 31/10/2015

GS. Vũ Đức Nghiệu đang tiếp bước những thế hệ khai mở ngành đi trước, trở thành một nhà nghiên cứu Việt ngữ học thâm hậu, nghiêm túc, mãi mãi đam mê cùng cái nghề lao tâm khổ tứ trót đa mang.
PGS.TS.NGƯT Đặng Xuân Kháng và cơ duyên với ngành Sử

PGS.TS.NGƯT Đặng Xuân Kháng và cơ duyên với ngành Sử

 22:51 30/10/2015

Đến nay đã hơn 39 năm công tác tại trường, trải qua nhiều vị trí khác nhau, giữ nhiều trọng trách quản lý khác nhau, nhưng PGS.TS Đặng Xuân Kháng vẫn luôn giữ niềm đam mê với nghiên cứu khoa học. Những đóng góp trên lĩnh vực học thuật của PGS.TS Đặng Xuân Kháng trước hết phải kể đến một hệ thống các bài viết và công trình tiêu biểu liên quan đến lịch sử và văn hóa Nhật Bản.
Một người thầy giàu lòng nhân ái và vị tha

Một người thầy giàu lòng nhân ái và vị tha

 02:27 30/10/2015

Trong cuộc sống, GS.TS.NGƯT Nguyễn Cao Đàm là người ôn hòa, nhẹ nhàng. Trong khoa học, ông cũng là người ôn hòa nhưng kiên định, nhất quán. Suốt mấy mươi năm làm công tác nghiên cứu, ông có nhiều bài viết tập trung bàn về mô hình câu trong tiếng Việt trên hai bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa từ một góc độ và cách nhìn đậm dấu ấn riêng.
GS.TS Phạm Hồng Tung: Tự hào được trưởng thành từ Khoa Lịch sử

GS.TS Phạm Hồng Tung: Tự hào được trưởng thành từ Khoa Lịch sử

 22:30 29/10/2015

GS. TS Phạm Hồng Tung luôn tự hào được học tập và trưởng thành từ Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV - một trong những cái nôi của nền sử học Việt Nam hiện đại, nơi ông có may mắn được nhiều bậc thầy tài năng và đức độ thương yêu dìu dắt, dạy bảo tận tình, được nhiều đồng nghiệp và bạn bè hết lòng giúp đỡ. Nhờ được sự định hướng của các thầy và của Khoa Lịch sử, ông đã miệt mài theo đuổi những hoài bão gắn liền với những hướng nghiên cứu cơ bản của lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, như lịch sử các phong trào yêu nước và cách mạng của quần chúng nhân dân ở Việt Nam thời cận đại, Cách mạng tháng Tám năm 1945, một số vấn đề về lịch sử chính trị và văn hóa chính trị Việt Nam cận - hiện đại, các yếu tố và khía cạnh quốc tế của cuộc vận động phi thực dân hóa ở Việt Nam vv.. Ở hướng nghiên cứu nào, GS.TS Phạm Hồng Tung cũng có những đóng góp rất riêng, góp thêm những thông tin sử liệu, những cái nhìn, hướng tiếp cận và cách luận giải mới mẻ và sắc sảo.
Nhà Trung Quốc học tài hoa

Nhà Trung Quốc học tài hoa

 05:16 29/10/2015

PGS.NGND Nguyễn Văn Hồng sinh ra trong một gia đình nhà Nho nhiều đời làm nghề dạy học nơi xứ Thanh nghèo khó hiếu học. Cái nghề thanh cao và đạm bạc này đến với thầy từ rất sớm và không biết tự khi nào đã trở thành duyên, thành nghiệp suốt cả cuộc đời ông.
GS.TS Đỗ Quang Hưng: Những sắc thái sáng tạo

GS.TS Đỗ Quang Hưng: Những sắc thái sáng tạo

 23:28 28/10/2015

Giáo sư Đỗ Quang Hưng sinh năm 1946 trong một gia đình trí thức yêu nước ở Hà Nội. Tuổi thơ của ông gắn liền với những năm theo gia đình đi tản cư kháng chiến ở Việt Bắc. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, gia đình ông trở lại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học tại khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong thời gian học đại học, ông say mê tìm hiểu và trau dồi những kiến thức lịch sử. Với kết quả tốt nghiệp đại học xuất sắc, ông được nhà trường giữ lại làm cán bộ của trường. Từ đây ông có điều kiện thuận lợi để tiếp tục dấn thân vào sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Gần nửa thế kỷ miệt mài lao động và sáng tạo, ông đã có những góp to lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và dựng xây đất nước.
PGS.TS Trần Thị Minh Hoà - Nghị lực là chìa khoá của thành công

PGS.TS Trần Thị Minh Hoà - Nghị lực là chìa khoá của thành công

 07:11 28/10/2015

Hơn 10 năm tu nghiệp từ bậc cử nhân tới tiến sĩ tại nước ngoài, PGS.TS Trần Thị Minh Hoà may mắn được thoả sức học tập và nghiên cứu một cách bài bản và chuyên sâu trong một môi trường thuận lợi. Trở về nước, cô từng là Trưởng Bộ môn Kinh tế và kinh doanh du lịch, Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Năm 2009, cô về làm việc tại Khoa Du lịch học, được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ nhiệm Khoa. Từ năm 2012, PGS.TS Trần Thị Minh Hoà đảm nhiệm cương vị Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Nhưng bản lĩnh và thành công của một người phụ nữ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như công tác quản lý không chỉ được tạo dựng bởi những điều kiện thuận lợi khách quan. Điều gì đó cứ đọng lại mãi sau ánh mắt nghiêm nghị, phong thái mực thước và những lập luận chặt chẽ của một người phụ nữ dường như chỉ biết đến công việc...
PGS.TS. NGƯT Dương Văn Thịnh và những đóng góp cho Khoa Triết học

PGS.TS. NGƯT Dương Văn Thịnh và những đóng góp cho Khoa Triết học

 22:45 27/10/2015

Nhiều lần, trong những buổi giao lưu với đông đảo sinh viên ngành Triết học, thầy nói: “Nếu như cuộc đời này được chọn lại, tôi sẽ vẫn chọn nghề giảng dạy Triết học”. Thế đấy, một ngành khoa học khó, khô khan, trừu tượng, song một khi đã bước chân vào thì đam mê khó có thể dứt ra. Với tư cách là những người đi sau, là thế hệ học trò của PGS.TS.NGƯT Dương Văn Thịnh, tôi tin và đồng cảm với những điều thầy nói. Danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú mà Nhà nước trao tặng cho thầy đã tôn vinh, ghi nhận xứng đáng công lao, sự đóng góp quý báu và nhân cách sống của một người thầy theo đúng nghĩa tốt đẹp nhất của nó.
Trọn niềm đam mê khám phá lịch sử Việt Nam

Trọn niềm đam mê khám phá lịch sử Việt Nam

 21:58 27/10/2015

Khám phá lịch sử Việt Nam trở thành niềm đam mê trọn đời của ông. Bốn thập kỷ qua ông cần mẫn, miệt mài khi tìm và khỏa lấp những khoảng trống lịch sử. Niềm đam mê khám phá ấy đã khai hoa và kết thành trái ngọt. Dù đã ở vào tuổi xưa nay hiếm, dù có lúc từng mắc bạo bệnh, nhưng ông vẫn tiếp tục đồng hành với đam mê khám phá lịch sử Việt Nam. Ông đã xác lập được dấu ấn của mình - dấu ấn Phạm Xanh trong làng Sử. Ông đã khơi được niềm đam mê khám phá lịch sử Việt Nam trong lòng học trò và những người yêu sử.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây