Thầy Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học đầu tiên

Thầy Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học đầu tiên

 05:39 19/08/2015

Nhiều cán bộ giảng dạy của Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây thuộc lứa tuổi ngoài 60 như tôi đều gọi ông là “Thầy Phan Ngọc” tuy vào những năm học ở khoa, ông chưa bao giờ lên lớp để giảng dạy một giờ nào cho chúng tôi. Chỉ khi được giữ lại làm “cán bộ giảng dạy” của Khoa, chúng tôi mới biết được thầy Phan Ngọc lúc ấy đang là nhân viên của khoa với nhiệm vụ là “tư liệu viên” của phòng tư liệu.
Đặng Thị Hạnh -

Đặng Thị Hạnh - "Cô bé nhìn mưa" theo thời gian

 08:23 18/08/2015

Bà là một nhà giáo nề nếp, mô phạm, nhưng cũng là một người nhân ái trong cái nhìn, trong những suy nghĩ về cuộc đời. Bà viết chậm, nhưng hấp dẫn. Tôi thích những Hồi ức của bà về tuổi thơ, quê hương, về những con người, - từ người bán quà rong đến người có tên tuổi. Đó là những trang văn thật hay.
Nhà giáo Nhân dân Lê Hồng Sâm - cánh chim không mỏi

Nhà giáo Nhân dân Lê Hồng Sâm - cánh chim không mỏi

 08:06 18/08/2015

Trong trí nhớ không thật tốt của mình, tôi không có may mắn lưu giữ được nhiều hình ảnh những người thầy một thời dạy dỗ và dìu dắt chúng tôi tại cái nôi Tổng hợp Văn – một cơ sở đào tạo Ngữ Văn mà chỉ cần nhắc đến tên của nó, ít ai lại không có đôi chút bâng khuâng, lưu luyến. Nhưng nếu được phép lựa chọn vài ba trong số những gương mặt ấn tượng nhất có tác động lớn đến cuộc đời, hẳn tôi sẽ không bao giờ quên được một cái tên: đó là Nhà giáo Nhân dân Lê Hồng Sâm.
Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Trần Quốc Vượng - Thác là thể phách, còn là tinh anh

Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Trần Quốc Vượng - Thác là thể phách, còn là tinh anh

 21:45 16/08/2015

GS. Trần Quốc Vượng (1934-2005) là con út trong một gia đình trí thức Nho học “cuối mùa”, nguyên quán ở Duy Tiên, Hà Nam nhưng ông được sinh ra và lớn lên tại Kinh Môn, Hải Dương. Kế thừa những tri thức của gia đình, lại được học tập tại hệ thống trường Pháp, người con của sông Châu-núi Đọi-họ Trần ấy đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, xuất sắc hơn người. Trở thành sinh viên khóa I của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được may mắn thụ giáo những người thầy nổi tiếng và uyên bác như các giáo sư: Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường... năm 1956, sau khi tốt nghiệp, Trần Quốc Vượng được giữ lại làm tập sự trợ lý cho GS. Đào Duy Anh tại Bộ môn Cổ sử Việt Nam. Ông đã gắn trọn cuộc đời mình với sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN).
Người thầy hết lòng vì sự nghiệp đào tạo cán bộ Lưu trữ ở Việt Nam

Người thầy hết lòng vì sự nghiệp đào tạo cán bộ Lưu trữ ở Việt Nam

 04:24 13/08/2015

Trên đời này có hàng triệu người Thầy. Bản thân tôi cũng đã có gần 40 năm làm nghề giáo và đã là học trò của rất nhiều người Thầy đáng kính. Nhưng không hiểu sao, tôi vẫn luôn dành sự kính trọng đặc biệt cho những người Thầy đã có công khai mở, giảng dạy và dành trọn tâm huyết cho những ngành nghề không phải lúc nào cũng “hot”, nhưng lại không thể thiếu đối với một quốc gia và cần thiết cho cuộc sống của cả cộng đồng. Để cho những ngành, nghề có phần “trầm lặng” ấy được mở ra, tồn tại và phát triển, để xã hội và người học từ chỗ chưa hiểu đến chỗ thấu hiểu và trân trọng, rồi yêu nghề, tự hào và tiếp tục đóng góp cho nghề…những người Thầy như vậy luôn thấu hiểu hơn ai hết về giá trị của nghề nghiệp và cuộc đời họ dường như sinh ra là dành để cho nghề, cho nghiệp. Những người Thầy như vậy xứng đáng là những người cao quý trong những người cao quý.
Giáo sư Trần Văn Giàu - một học giả lớn, một nhân cách lớn

Giáo sư Trần Văn Giàu - một học giả lớn, một nhân cách lớn

 22:57 12/08/2015

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu, tác giả của những công trình được tuyển chọn và giới thiệu trong tập I và tập II của bộ sách quý “Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh” do Trung tâm KHXH&NV Quốc gia (nay là Viện KHXH Việt Nam) ấn hành năm 2003 không chỉ là một học giả lớn mà chính là một nhân cách lớn. Nét đặc sắc nhất trong nhân cách Trần Văn Giàu là ở chỗ con người ông chính là sự hoà quyện nhuần nhuyễn của một người chiến sĩ yêu nước, nhà cách mạng chuyên nghiệp, nhà giáo mẫu mực và nhà học giả uyên thâm. Nhưng có lẽ nói như thế vẫn còn chưa đủ. Bất cứ ai được gặp ông, dù chỉ thoáng qua hay được sống và làm việc gần gũi với ông, đều nhận ra rất rõ rằng Trần Văn Giàu trước hết là một nhân sĩ Nam Bộ điển hình. Chất Nam Bộ toát ra từ trong giọng nói, nét cười, trong cách cư xử hàng ngày – vừa nhân hậu, bao dung nhưng cũng rất quyết liệt, thẳng thắn, vừa rất nghiêm khắc nhưng lại chân tình, nồng ấm có pha một chút gì đó rất hóm hỉnh, vui vui, vừa cao ngạo mà lại rất dung dị. Và tố chất Nam Bộ ấy cũng thẩm thấu vào mỗi công việc ông làm, từ hoạt động cách mạng cho tới nghiên cứu khoa học, trong mỗi ý tưởng và trên từng trang viết.
PGS.NGƯT Phạm Thị Tâm - những bài viết không chỉ với một thời

PGS.NGƯT Phạm Thị Tâm - những bài viết không chỉ với một thời

 23:24 11/08/2015

Tìm về Thư mục của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hay của Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ, nhiều người dễ nhận thấy các bài viết, công trình nghiên cứu của Cô giáo chúng tôi - PGS.NGƯT Phạm Thị Tâm không nhiều, trong đó chủ yếu viết về kháng chiến chống ngoại xâm, về nghệ thuật quân sự (7/11 đầu mục).
Nhà khoa học lao động không mệt mỏi

Nhà khoa học lao động không mệt mỏi

 10:36 11/08/2015

Hoàng Thị Châu là nữ giáo sư đầu tiên của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Đến nay, bà là một trong các giáo sư lớn tuổi nhất của ngành này, một ngành khoa học có tiếng là khô khan và “khó”. Để đạt tới điều vinh quang ấy, người phụ nữ Huế một thời nổi tiếng là “hoa khôi” Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã phải lao động kiên trì trong một hoàn cảnh riêng không mấy thuận lợi. Nhiều thế hệ học trò và cả các đồng nghiệp luôn kính nể bà vì bà chẳng những là một cựu du kích từng chinh chiến bao phen lại là nhà khoa học thuộc “phái đẹp” đã có nhiều tâm huyết, đóng góp với ngành, với nghề. Có thể nói, bà là một nhà giáo, là một người mẹ mẫu mực khiến cho bất cứ ai trưởng thành có thể soi vào đó làm gương.
Người trọn đời vì sự nghiệp giáo dục và phát triển ngành Nhân học

Người trọn đời vì sự nghiệp giáo dục và phát triển ngành Nhân học

 08:54 10/08/2015

Trên nửa thế kỷ qua, với tư cách là nhà giáo, nhà khoa học, GS.TS.NGND Phan Hữu Dật đã dành toàn bộ tâm huyết với ngành Nhân học. Đồng nghiệp và học trò tìm thấy ở ông trí tuệ mẫn tiệp, sự lao động miệt mài sáng tạo và cái tâm sáng của một nhà khoa học, nhà giáo chân chính.
Vị giáo sư

Vị giáo sư "khổ học thành tài" của Đại học Văn khoa

 08:40 10/08/2015

Trong số các thầy cô giáo đã từng giảng dạy tại Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giáo sư Trương Tửu có lẽ là người có số phận đặc biệt nhất: chính thức là giảng viên lớp dự bị Đại học Văn khoa từ năm 1952, được phong giáo sư năm 1957, cùng thời với Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh khi Văn khoa tách riêng Tổng hợp và Sư Phạm, nhưng đầu năm 1958, vì một lí do đặc biệt, ông đã sớm chia tay nghề giáo. Mặc dù vậy, kể từ sau khi không còn chính thức giảng dạy tại Khoa Ngữ Văn hai trường Đại học Sư phạm và Tổng hợp, giáo sư Trương Tửu vẫn được nhiều thế hệ học trò, đồng nghiệp nơi đây coi là một trong những người có công đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành Ngữ văn nước nhà. Không những thế, trong tâm trí của nhiều thế hệ học trò, ông còn được coi là một vị giáo sư uyên bác, học nhiều, biết rộng, một người thầy “đầy cá tính”, rất ấn tượng.
Ông thầy của hai bằng tiến sĩ

Ông thầy của hai bằng tiến sĩ

 08:35 09/08/2015

Ngay từ năm 23 tuổi, Nguyễn Mạnh Tường đã đậu tới hai bằng tiến sĩ Pháp (mà là tiến sĩ quốc gia – docteur d’État, chứ không phải tiến sĩ mới – docteur nouveau ngày nay, mà nhiều người có thể đạt được); thành tích của ông “chói sáng” đến mức khiến cho cả những người Pháp lúc bấy giờ cũng phải ngạc nhiên.
GS-TS NGND Nguyễn Văn Khánh: “Hiểu sử, để hiểu đâu là truyền thống, thế mạnh của dân tộc”

GS-TS NGND Nguyễn Văn Khánh: “Hiểu sử, để hiểu đâu là truyền thống, thế mạnh của dân tộc”

 11:40 05/08/2015

Vốn là “dân” thích các môn tự nhiên với mơ ước trở thành bác sĩ, thế nhưng với cơ duyên, cộng thêm chút “máu liều”, chàng sinh viên thư sinh ngày nào giờ đã trở thành bậc thầy đầu ngành môn lịch sử với nhiều công trình khoa học xuất sắc đóng góp cho ngành sử học nước nhà. Ông được đồng nghiệp ưu ái gọi là “Người viết sử VN cận đại”, và là một trong các gương mặt được vinh danh tại chương trình “Vinh quang Việt Nam” 2015 của Tổng LĐLĐVN. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với GS-TS-NGND Nguyễn Văn Khánh (ảnh), khi sự kiện này đang đến rất gần. USSH xin đăng lại bài phỏng vấn này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây