​​​​​​​Học giả Phan Ngọc

​​​​​​​Học giả Phan Ngọc "Sống một cuộc đời nhỏ bé nhưng có ích"

 03:51 28/08/2020

Học giả Phan Ngọc, sinh năm 1925 tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa (quê gốc ở xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), do tuổi cao, sức yếu đã từ trần vào hồi 20h50’ ngày 26 tháng 8 năm 2020, tức ngày 8 tháng 7 năm Canh Tý. Ông được coi là nhà bách khoa cuối cùng của thế hệ tri thức Việt Nam hội tụ cả hai nền văn hoá Đông Tây. Cổng thông tin điện tử của Trường ĐHKHXH&NV xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Dương Xuân Quang (Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV) về Ông.
Yên Lãng nhất cô Châu

Yên Lãng nhất cô Châu

 02:12 07/08/2020

“Yên Lãng nhất cô Châu” là lời khẳng định về vị trí số một độc đáo mà “bậc đàn anh” Nguyễn Tài Cẩn dành cho người nữ đồng nghiệp thân thiết của mình. Phảng phất đâu đó, chúng ta bắt gặp sự hóm hỉnh trong lối chơi chữ hai lớp nghĩa và cũng cả sự tinh tế của một đôi mắt hiểu lẽ đời. Hình ảnh đậm chất Đường thi gợi lên sự cô độc của một con thuyền chơi vơi giữa khói sóng mênh mang. Dường như suốt cuộc đời của vị nữ giáo sư ngôn ngữ học Việt Nam đầu tiên này, ít có lúc Bà được trải lòng trọn vẹn. Bà lặng lẽ sống, lặng lẽ suy tư và lặng lẽ cống hiến. Nhưng chẳng phải Goethe đã từng chiêm nghiệm: “Tính cách dựng nên trong bão táp còn Trí tuệ hình thành trong yên tĩnh” đó sao. Có lẽ chính vì có những khoảng lặng ấy mà GS. Hoàng Thị Châu đã gửi tặng học giới và cuộc đời những công trình có giá trị học thuật trên năm mảng nghiên cứu mà suốt hơn 50 năm qua Bà trăn trở tìm tòi và suy ngẫm.
Nhà khoa học say mê gốm cổ

Nhà khoa học say mê gốm cổ

 00:35 04/05/2020

Xuất thân trong một gia đình nông dân từ làng quê vùng đồi bát úp trung du Phú Thọ, ước muốn làm nghề “trồng cây” là hành trang quan trọng nhất để chàng trai Hán Văn Khẩn bước vào đại học. Tuy nhiên cái duyên với cổ vật thủa thiếu thời lại khiến anh được/bị phân công làm làm nghề “trồng người” và dính dáng đến Khảo cổ. Và rồi, nghiệp thân cao quý ấy quện lấy ông và tạo dựng nhân cách ông không chỉ bằng chức danh Nhà giáo Nhân dân do Nhà nước phong tặng, quan trọng hơn là tình thầy trò mà bao thế hệ sinh viên khắc ghi.
GS.TS Phạm Tất Dong - nhà giáo, nhà khoa học và hoạt động xã hội xuất sắc

GS.TS Phạm Tất Dong - nhà giáo, nhà khoa học và hoạt động xã hội xuất sắc

 12:16 16/12/2015

Quả thật ít có ai vừa là nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý, lại tham gia bền bỉ và nhiệt thành các công tác xã hội, chính trị, được đánh giá cao như GS.TS Phạm Tất Dong. Cái tên của ông nhiều năm nay đã quá quen thuộc và gần gũi với thầy cô giáo và sinh viên hai khoa Xã hội học và Tâm lý học.
GS.TS Nguyễn Văn Kim - người tìm tòi và khai mở những định hướng nghiên cứu mới

GS.TS Nguyễn Văn Kim - người tìm tòi và khai mở những định hướng nghiên cứu mới

 08:01 03/12/2015

Thầy Nguyễn Văn Kim sinh tại thành phố Thanh Hóa nhưng trong ký ức và hoài niệm, thầy vẫn luôn nghĩ về vùng quê biển Thạch Hà (Hà Tĩnh) và miền đất giàu truyền thống văn hóa: Đình Cả, Nội Duệ (Bắc Ninh). Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, chiều sâu lịch sử của các vùng quê và nguồn nước của sông Lam, sông Cầu, sông Mã... đã nuôi dưỡng, tôi rèn nên những phẩm chất của một con người, một nhà giáo. Sinh trưởng trong một gia đình có cha và nhiều anh chị em tham gia quân đội, trong bão lửa của chiến tranh, từ nhỏ thầy đã sơ tán về nhiều vùng thôn quê để sống và học tập. Tình thương yêu, tinh thần kỷ luật, sự kiên định và ý thức tự vươn lên trước những hoàn cảnh khó khăn cũng đã hình thành từ đấy.
Thầy Nguyễn Lộc của tôi

Thầy Nguyễn Lộc của tôi

 04:08 02/12/2015

Trong chương trình đào tạo của Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp ngày ấy, đến năm thứ hai, tức là vào năm 1971, tôi mới được học thầy Nguyễn Lộc. Ấn tượng mạnh của tôi về thầy trước hết là ở một giọng nói sôi nổi, ấm áp, nhân hậu; một khuôn mặt tươi tắn, với nụ cười rạng rỡ; một cặp mắt thông minh. Giọng Quảng Ngãi của thầy, sau nhiều năm đi đây đi đó, dễ nghe hơn giọng Quảng Nam của thầy Lê Đình Kỵ. Những bài giảng của thầy có sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ. Phải nói ngay là các bài nói, bài giảng văn của thầy Lộc rất thuyết phục, hấp dẫn. Sau này, có dịp thường xuyên đến nhà thầy, tôi mới hay thầy thường được các cơ quan, địa phương mời đi nói chuyện văn học, khi thì công đoàn thành phố Hà Nội, khi thì Ty Văn hóa Hà Nam Ninh, Ty Văn hóa Thái Bình. Đôi khi, còn có chút quà địa phương, thậm chí có cặp gà đem về Hà Nội. Nghĩ lại, thấy mọi việc hồi đó thật giản dị và thật đẹp.
Nhà khoa học suốt đời cho

Nhà khoa học cống hiến suốt đời cho giấc mơ bình đẳng giới

 21:38 30/11/2015

Nhiều năm qua, giáo sư Lê Thị Quý được cộng đồng biết tới như một nhà khoa học có những hoạt động tích cực đấu tranh cho bình đẳng giới, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ những phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, buôn bán người. Cô là người đặt nền móng cho các mô hình phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) ở nhiều địa phương; là người đầu tiên gióng hồi chuông nghiên cứu lĩnh vực phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới và cùng với Viện Nghiên cứu Thanh niên lập những mô hình hỗ trợ những phụ nữ là nạn nhân trở về tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương từ những năm 1997 - 2000.
GS.TS.NGND Bùi Khánh Thế - một tấm gương về sự

GS.TS.NGND Bùi Khánh Thế - một tấm gương về sự "khổ học thành tài"

 05:52 30/11/2015

Đối với học trò, GS Bùi Khánh Thế là người nhiệt tình và có trách nhiệm cao. Ông thường tận tâm chỉ bảo cho học trò những gì khiếm khuyết và cổ vũ họ tinh thần say mê nghiên cứu khoa học. Chính vì thế, thời còn sinh viên chúng tôi không được học ông nhiều giờ mà ấn tượng về ông lại rất sâu đậm. Trong đó, một trong những mặt nổi bật nhất rất đáng để cho các thế hệ đi sau học tập, đó là tinh thần tự học, tự vận động trong mọi hoàn cảnh để trở thành nhà khoa học có bản lĩnh nghề nghiệp có trình độ chuyên môn rộng và sâu. Ông qủa thực là tấm gương sáng với bốn chữ “khổ học thành tài”.
Người thầy xây nền đắp móng cho ngôi nhà Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

Người thầy xây nền đắp móng cho ngôi nhà Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

 04:36 20/11/2015

Thấm thoát đã bao nhiêu năm trôi qua, người thầy ấy không còn thường xuyên đứng trên bục giảng, không gánh vác trách nhiệm của một vị Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Bí thư Chi bộ khoa, thế nhưng hình ảnh của thầy vẫn còn đọng lại mãi trong thế hệ học trò mà thầy từng giảng dạy. Người thầy đó chính là thầy Vương Đình Quyền – người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên ngôi nhà Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
Nhà khoa học yêu văn chương và giàu lòng nhân ái

Nhà khoa học yêu văn chương và giàu lòng nhân ái

 04:16 20/11/2015

Đối với tôi, Nguyễn Lai không chỉ là một nhà khoa học mà còn là người rất giàu tâm hồn văn chương. Chính nhờ có tâm hồn văn chương mà trong cuộc sống hang ngày, cũng như trong công việc nghiên cứu (chuyên ngành ngôn ngữ mà ông theo đuổi vốn khô khan), ta thấy Nguyễn Lai luôn có cách ứng xử và những trang viết mềm mại, bay bổng.
Cô tôi - nữ giáo sư đầu tiên của ngành Tâm lí học

Cô tôi - nữ giáo sư đầu tiên của ngành Tâm lí học

 22:04 17/11/2015

Viết về người thầy yêu quí của mình là điều khó khăn vì trong vô vàn những điều cần chia sẻ và tri ân, tôi không biết nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Gần 10 năm gắn bó với cô, tôi đi từ sự ngưỡng mộ, cảm mến đến sự nhập tâm cả có ý thức và vô thức về nhiều khía cạnh của cuộc sống, công việc mà cô bộc lộ qua những câu chuyện hàng ngày.
Nhà ngôn ngữ học

Nhà ngôn ngữ học "độc hành" mà không cô đơn

 03:18 17/11/2015

GS.TS Trần Trí Dõi sinh ra và lớn lên tại xã Quảng Tiến, huyện Quảng Xương (nay thuộc thị xã Sầm Sơn), tỉnh Thanh Hoá. Thầy vẫn thường cười lớn và nhận mình vốn xuất thân từ dân nửa làm ruộng, nửa làm nghề biển nên tính khí bộc trực, không biết cách “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay bông đùa và không được lòng nhiều người. Nhưng từ sắc diện cho đến khẩu khí có phần ngang tàng, phóng khoáng ấy toát lên một sự say mê, quyết liệt và kiên định trên con đường nghiên cứu khoa học. Khi tìm hiểu về GS.TS Trần Trí Dõi, tôi có cảm nhận, thầy như một người độc hành nhưng không hề cô đơn trên hành trình điền dã, đến với ngọn nguồn của lịch sử ngôn ngữ - văn hoá các dân tộc Việt Nam.
PGS.NGƯT Bùi Thanh Quất - nhà nghiên cứu sâu sắc và nhà giáo tận tâm với nghề

PGS.NGƯT Bùi Thanh Quất - nhà nghiên cứu sâu sắc và nhà giáo tận tâm với nghề

 05:35 16/11/2015

Về hoạt động khoa học, các vấn đề mà PGS. Bùi Thanh Quất nghiên cứu đều rất phong phú, đa dạng. Ông quan tâm, chú ý đến nhiều vấn đề khác nhau của khoa học xã hội nhân văn. Có thể tóm gọn những chuyên ngành chính mà PGS Bùi Thanh Quất dốc công nghiên cứu trong bốn nhóm vấn đề chính, đó là: Logic học và phương pháp, Chính trị học và triết học chính trị, Lịch sử triết học, các vấn đề của Triết học Văn hóa.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - người say mê nghiên cứu Nho học trong thời hiện đại

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - người say mê nghiên cứu Nho học trong thời hiện đại

 21:53 15/11/2015

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn sinh năm 1966 tại Hải Phòng. Rời ghế nhà trường phổ thông với những dự định nghề nghiệp rõ ràng, nhưng những năm tháng trên giảng đường đại học đã giữ chân ông lại. Niềm đam mê nghiên cứu khoa học đến với ông từ ngày còn là sinh viên ngành Hán Nôm tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1985 đến 1990. Năm cuối cùng (1990), ông được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải nhất cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học (cuộc thi đầu tiên do Bộ tổ chức). Cũng năm đó, ông tốt nghiệp loại xuất sắc và được chuyển tiếp nghiên cứu sinh, đồng thời bắt đầu công việc giảng dạy tại Bộ môn Hán Nôm, Khoa Ngữ văn (bây giờ là Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV).
Người thầy tâm huyết với ngành Tâm lý học

Người thầy tâm huyết với ngành Tâm lý học

 22:44 11/11/2015

Là một trong những thế hệ học trò may mắn được học và làm việc cùng giáo sư Nguyễn Hữu Thụ, chúng tôi hiểu đối với thầy, sự nỗ lực và ý chí rèn luyện trong cuộc sống không bao giờ là đủ. Chức danh cao quý Giáo sư ngành Tâm lý học mà Nhà nước phong tặng cho thày là sự tôn vinh, ghi nhận xứng đáng những công lao, đóng góp quý báu cho sự phát triển ngành Tâm lý học.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Nghị lực - thành công và cuộc đời đầy ắp những bất ngờ

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Nghị lực - thành công và cuộc đời đầy ắp những bất ngờ

 21:52 10/11/2015

Có thể nói, trong cuộc đời mình, Trần Ngọc Thêm không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để tận hiến cho khoa học. Cuộc đời ông giống như một cuốn phim, mà ở đó, ông đã tham gia đóng nhiều vai và ở vai nào thì ông cũng rất thành công, cũng thể hiện mình một cách xuất sắc nhất. Về điều này, ông từng chia sẻ: “Cuộc đời tôi ít có sự lựa chọn và luôn phải chuyển đổi nghề nghiệp. Chính vì không có lựa chọn nên muốn tồn tại, tôi buộc phải có nghị lực và quyết tâm cao mới có thể làm tốt được những việc mà lúc đầu mình không thích. Từ chỗ quyết tâm làm tốt dẫn đến hình thành lòng say mê, và sự say mê đã giúp mình càng làm tốt hơn”. Có lẽ cuộc đời ít được lựa chọn đó của ông đã mang đến cho ông nhiều điều bất ngờ, và đến lượt mình, những điều bất ngờ đó đã dẫn ông đến những thành công rất đáng tự hào, để đến ngày hôm nay ông đã có những đóng góp không nhỏ cho khoa học và đào tạo nước nhà, đặc biệt là trên hai lĩnh vực Ngôn ngữ học và Văn hóa học.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây