Ngành Chính trị học - Hiểu sâu Việt Nam, tiến cùng thời đại, hướng về thực tiễn

Thứ năm - 11/07/2024 00:19
Các bạn thân mến, một số người nghĩ rằng Chính trị học là ngành học khô khan và đơn thuần về lý luận. Vậy thì mời bạn cùng phóng viên của USSH Media gặp gỡ PGS.TS Phạm Quốc Thành - Trưởng khoa Khoa học Chính trị - Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, bạn sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị, hấp dẫn về ngành học này!
Tuy là ngành học còn khá mới mẻ ở Việt Nam, Chính trị học đã có lịch sử hàng trăm năm và đặc biệt được chú trọng ở các nước phát triển. Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam đào tạo Chính trị học ở cả 3 bậc: Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. 
Tại đây, sinh viên được trang bị những kiến thức nền tảng về lý thuyết và thực tiễn chính trị, được học tập trong môi trường năng động, và đặc biệt là có khả năng thích ứng cao với nhiều ngành nghề khác nhau.

Xin chào thầy! Thưa thầy, vào thời điểm quyết định lựa chọn và đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH năm nay, rất nhiều bạn thí sinh đã gửi câu hỏi với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về ngành học Chính trị học. Xin thầy cho biết, ngành Chính trị học có những chuyên ngành chính nào? Sinh viên Chính trị học được tiếp cận với tri thức mới, hiện đại ra sao?
PGS.TS Phạm Quốc Thành:
Xin chào các em đã đến với ngành Chính trị học thuộc khoa Khoa học Chính trị, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN!
Các em thân mến, chương trình đào tạo cử nhân ngành Chính trị học tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN hiện có 08 định hướng chuyên ngành đào tạo, gồm:
- Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
- Chính trị học
- Hồ Chí Minh học
- Chính trị quốc tế
- Chính trị học so sánh
- Chính trị Việt Nam
- Chính trị và truyền thông quốc tế
- Lãnh đạo học
 

Sinh viên ngành Chính trị học được thụ hưởng chương trình đào tạo bằng 2 của Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, sinh viên được học thêm bằng đại học thứ hai tại các khoa/viện của Trường ĐH KHXH&NV cùng như một số trường đại học thành viên của ĐHQGHN, như Trường ĐH Luật, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Ngoại ngữ.
Là chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế AUN, ngành Chính trị học mang tới cho sinh viên lợi thế lớn khi các em tốt nghiệp loại Khá sẽ được xét tuyển thẳng lên học thạc sĩ, sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi được xét tuyển thẳng lên học nghiên cứu sinh.
Hàng năm, số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyển tiếp lên bậc học cao hơn chiếm tỉ lệ cao. Với việc sở hữu tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ, các em có nhiều thuận lợi trong công việc và có cơ hội thăng tiến cao.
Thưa thầy, chương trình đào tạo ngành Chính trị học có bao nhiêu học phần dành cho hoạt động thực tập, thực tế? Khoa Khoa học Chính trị đã triển khai các hoạt động thực tế dành cho SV tại các doanh nghiệp, tổ chức nào?
PGS.TS Phạm Quốc Thành:

Trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Chính trị học có 10 tín chỉ dành cho thực tập, thực tế. Đây là nội dung quan trọng với 2 học phần về thực tập chuyên môn và thực tập tốt nghiệp.
Hàng năm, nhà trường đã tổ chức cho sinh viên được đi thực tập ở các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước ở tại các địa phương. Qua đó, sinh viên tiếp thu được kiến thức mới và được trau dồi thêm thực tiễn phong phú. Các em sinh viên đều rất hào hứng và nhiệt tình tham gia các hoạt động thực tập, thực tế.
Tại khoa Khoa học Chính trị, hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy được các thầy cô triển khai như thế nào để mang tới hơi thở mới cho các bài giảng?
PGS.TS Phạm Quốc Thành:

Đổi mới phương pháp giảng dạy là công việc thường xuyên của giảng viên trong khoa, nhằm truyền tải bài giảng tới sinh viên một cách hấp dẫn, hứng thú nhất, đồng thời nâng cao trình độ của giảng viên.
Các thầy cô đã chủ đông đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức, trao đổi với sinh viên, cập nhật công nghệ hiện đại trong việc giảng dạy và thu hút sinh viên vào quá trình đổi mới đó.
Cựu Sinh viên Chính trị học hiện đang công tác tại các đơn vị nào? Các nhà tuyển dụng đánh giá ra sao về chất lượng sinh viên ngành Chính trị học của VNU-USSH?
PGS.TS Phạm Quốc Thành:

Khoa Khoa học Chính trị rất tự hào về sinh viên và cựu sinh viên của nhà trường. Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, các em tích cực tham gia các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Chính trị học được các tập đoàn, doanh nghiệp và các tổ chức công tiếp nhận từ sớm. Các em được đánh giá cao về chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc và tinh thần trách nhiệm cao.
Sinh viên Chính trị học có ưu điểm lớn khi tích cực trong việc học tập, chủ động nghiên cứu tài liệu và trao đổi với giảng viên, chủ động thực tập và tham gia các hoạt động xã hội. Đây là nền tảng quan trọng để các em nắm bắt các cơ hội việc làm tốt khi sở hữu tấm bằng cử nhân Chính trị học.

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Chính trị học rất rộng mở. Các em làm việc tại các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam, các tập đoàn, doanh nghiệp; các cơ quan báo chí, truyền thông; hoặc là giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy về lý luận chính trị và các môn liên quan đến chính trị học.
Với chương trình đào tạo toàn diện, tiếp thu tinh hoa của các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế, ngành Chính trị học trang bị cho sinh viên nền tảng vững chắc để tự tin bước vào thị trường lao động.
Hàng năm, Khoa KHCT đều gặp gỡ, làm việc với các nhà tuyển dụng có nhân sự là sinh viên ngành Chính trị học để tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động, từ đó hoàn thiện chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế.
Sinh viên Chính trị học có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu quốc tế với sinh viên tại các trường ĐH lớn trên thế giới. Khoa Khoa học Chính trị đang có quan hệ hợp tác với các đối tác đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Liên bang Nga…với các hoạt động trao đổi giảng viên và sinh viên được triển khai thường xuyên.
Hiện nay đang có 3 giáo sư nước ngoài của Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức đang thỉnh giảng tại khoa và tham gia các chương trình hỗ trợ sinh viên trong học tâp, nghiên cứu và thực tập, thực tế.
Thầy có thông điệp gì gửi tới các em học sinh đang quan tâm tìm hiểu và mong muốn đăng ký học ngành Chính trị học của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN?
PGS.TS Phạm Quốc Thành:

Với triết lý “Hiểu sâu Việt Nam, tiến cùng thời đại, hướng về thực tiễn”, Khoa Khoa học Chính trị chào đón các tân sinh viên ngành Chính trị học để cùng thực hiện ước mơ, hoài bão của các em trên con đường xây dựng và phát triển đất nước”.

Các bạn thí sinh thân mến, chỉ còn ít ngày nữa thôi là chúng ta sẽ có những quyết định chắc chắn để lựa chọn ngành học phù hợp với sở trường, sở thích và định hướng trong tương lai, hẳn là các bạn đã có quyết định của riêng mình. Mong rằng với những chia sẻ của PGS.TS Phạm Quốc Thành – Trưởng khoa Khoa học Chính trị, các bạn sẽ hiểu sâu hơn về ngành học Chính trị học - một ngành học có rất nhiều điều thú vị, mới mẻ đang chờ bạn khám phá!
Các bạn hãy đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Chính trị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN:
Mã ngành: QHX02
Tổ hợp xét tuyển: A01, C00, D01, D04, D78

Chúc các bạn đăng ký nguyện vọng thành công và trở thành tân sinh viên ngành Chính trị học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN!

Liên hệ tư vấn tuyển sinh:
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Hotline: 024.3558 6013 - 0862.155.299
Địa chỉ: Số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: tuyensinh@ussh.edu.vn

Tác giả: CNTT Trung tâm, Thùy Dung – USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây