TTLA: Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của người phụ nữ sau khi sinh con

Thứ hai - 17/09/2018 00:32

Tên tác giả: Nguyễn Thị Chính

Tên luận án: Sự thích ứng với vai trò làm mẹ của người phụ nữ sau khi sinh con

Ngành khoa học của luận án:  Tâm lý học

Chuyên ngành: Tâm lý học                        Mã số: 62 31 04 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn về sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh; qua đó đề xuất những biện pháp tâm lí – xã hội nhằm tăng cường sự thích ứng với vai trò làm mẹ của PNSS.

- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu biểu hiện và mức độ thích ứng với vai trò làm mẹ của người phụ nữ sau sinh và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng đó.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp định tính và định lượng bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp nghiên cứu trường hợp, Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Mẫu nghiên cứu là 312 phụ nữ sau sinh 0-12 tháng.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Số liệu cho thấy ĐTB thích ứng của PNSS có độ dao động từ 2,5 đến 3,95 với ĐTB = 3,45 (ĐLC = 0,28). Phân bố của ĐTB thích ứng là một phân bố chuẩn nên luận án đã phân chia 3 nhóm PNSS ở ba mức độ thích ứng khác nhau (thấp, trung bình, cao) để tìm ra sự khác biệt giữa ba nhóm này.  Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa theo các các đặc điểm nhân khẩu – xã hội và đặc điểm sức khỏe – xã hội (p>0,05) nhưng có sự khác biệt về sự chuẩn bị trước sinh, đặc điểm của trẻ và sự hài lòng của người mẹ về trẻ, sự hỗ trợ xã hội và TCSS. Kết quả phân tích chân dung tâm lý điển hình, một lần nữa khẳng định về phát hiện này.

ĐTB của ba mặt biểu hiện của sự thích ứng đều đạt ở mức « khá thích ứng » trong đó thứ tự từ cao xuống thấp: Hành vi đáp ứng VTLM > Sự hài lòng với VTLM > Sự tự tin trong VTLM. Ba mặt biểu hiện có tương quan mạnh với nhau theo chiều tương quan tích cực. Trong đó, sự tự tin về năng lực ảnh hưởng mạnh nhất, hành vi đáp ứng và sự hài lòng có tác động tương đương nhau đến ĐTB thích ứng với VTLM của PNSS.

Trong 15 biến nhân khẩu – xã hội thì chỉ có 3 yếu tố là: khu vực sinh sống, thời gian sau sinh và lần sinh có ảnh hưởng đến thích ứng với VTLM. Trong đó, các bà mẹ sinh sống ở thành thị, ở giai đoạn 3-6 tháng sau sinh, sinh con đầu lòng có mức độ thích ứng cao hơn các bà mẹ sống ở nông thôn, ở giai đoạn trước 3 tháng hoặc sau 6 tháng, sinh con thứ. Các yếu tố như trình độ học vấn, địa bàn sinh sống có tác động đến các biểu hiện thích ứng. Còn lại các yếu tố như: nghề nghiệp, điều kiện bảo hiểm xã hội, giới tính của con, dân tộc, tôn giáo, cách thức cho con bú không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thích ứng với VTLM của PNSS. Về đặc điểm sức khỏe mang thai, sinh nở và sau sinh thì những người bị nghén khi mang thai nhiều hơn, có biến chứng sau sinh nặng hơn hoặc quá ít/nhiều sữa mẹ có mức độ thích ứng thấp hơn những người khỏe mạnh trong thai kì, không có biến chứng sau sinh và có đủ sữa mẹ cho con. Khi xem xét đặc điểm tâm lý – xã hội của các bà mẹ, kết quả cho thấy bà mẹ mang thai chủ động, có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc con nhỏ và sinh nở hơn, có mối quan hệ tốt với mẹ ruột thì có mức độ thích ứng cao hơn với các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn, có ít kinh nghiệm và quan hệ không tốt với mẹ ruột. Các yếu tố còn lại như đặc điểm tính cách, mối quan hệ với mẹ chồng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với sự thích ứng với VTLM của PNSS.

Bẩy yếu tố ảnh hưởng luận án đưa vào xem xét bao gồm: đặc điểm của trẻ, sự hài lòng của người mẹ về trẻ, sự chuẩn bị trước sinh, sự hỗ trợ của những người xung quanh, điều kiện để làm mẹ, sự chia sẻ của chồng và biểu hiện trầm cảm sau sinh đều có mối quan hệ tương quan với thích ứng với VTLM của PNSS. Trong đó, tương quan mạnh nhất là yếu tố hài lòng về con, đặc điểm của trẻ và các điều kiện cho việc làm mẹ. Đây cũng là 3 yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất đến sự thích ứng của PNSS. Biểu hiện TCSS, sự hỗ trợ của chồng và sự hỗ trợ của mọi người xung quanh không có khả năng dự báo sự thích ứng với VTLM.

3.2. Kết luận

- Trên cơ sở lựa chọn cách tiếp cận hướng đến kết quả của thích ứng và mối quan hệ của một số yếu tố xã hội đến quá trình thích ứng với vai trò làm mẹ của PNSS, luận án đã xây dựng định nghĩa thích ứng với VTLM làm mẹ là quá trình mà người phụ nữ vượt qua những thách thức của thời kì sau sinh để đạt được trạng thái cân bằng với  những cảm xúc tích cực, đạt được sự tự tin và hành vi đáp ứng được các yêu cầu của việc làm mẹ về mặt chức năng (chăm sóc, bảo vệ, phát triển) và về cảm xúc, tình cảm (mối quan hệ gắn bó mẹ - con).

- Luận án đã mô tả được thực trạng sự thích ứng với vai trò làm mẹ của phụ nữ sau sinh và tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm phụ nữ sau sinh ở các mức độ thích ứng khác nhau. Ngoài ra, luận án cũng đã khám phá ra mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với vai trò làm mẹ và khẳng định được tham vấn tâm lí là một biện pháp tác động giúp cho phụ nữ sau sinh thích ứng tốt hơn với vai trò làm mẹ.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyễn Thị Chính

Thesis title: Women’s maternal role adaptation in postpartum period.

Scientific branch of the thesis:

Major:  Psychology                                                    Code: 62 31 04 01

The name of postgraduate training institution: University of Social sciences and Humanities, Ha Noi National University

1. Purpose and subject

1.1. Thesis purpose:  to study theoretical and practical aspects of women’s maternal role adaptation in postpartum period, and recommend the psychosocial measures to enhance their adaptable capacity.

1.2. Thesis subject: expressions and levels of women’s maternal role adaptation in postpartum period and key factors effecting to that process.

2. Research methods

Five methods are used including document research , questionnaires, interview, case studies and data processing using mathematical statistics.

Research objects are 312 postpartum women in 0-12 months in Tuyen Quang and Hanoi city.

3. Major results and conclusions

3.1. Major results

The statics has shown that the average score of postpartum women’s adaption oscillates from 2.5 to 3.95 with a standard score of 3.45 (the standard deviation of 0.28). The distribution of the average score of adaption is a basic allocation so the dissertation has divided postpartum women into 3 groups with different adaptation (low, medium, high) to distinguish these 3 groups. The result reveals that no differences are found in terms of social-demographic and health-social but there are distinctions about the preparation before childbirth, the characteristic of the child and the mother’s satisfaction about the child, the social support and postpartum depression. An analysis result of a typical psychological has, again, confirmed this discovery.

The average score of these 3 expressions of adaptation reaches at “quite” in the order of the highest to the lowest: the behavior that meets motherhood > the satisfaction in motherhood > the confidence in motherhood. The three expression are strongly correlated with each other in positive correlation. Meanwhile, the confidence in proficiency is the most powerful impact, responsive behavior and satisfaction are equivalent on the average score of postpartum women in motherhood.

In 15 socio-demographic variables, only 3 factors which are : the living area, postpartum time and the number of giving birth influence the adaptation to motherhood. Mothers living in urban areas, in period of 3 to 6 months after birth, with first born child, have higher level of adaptation then mothers living in the countryside, in period of 3 to 6 months before birth, with the 2nd child. Factors such as level of education, living area have impact on the expression of adaptation. Others like job, social insurance conditions, child’s gender, ethnicity, religion, how to breastfeed have no meaningful difference in the statistics on the level of adaptation to the role of the motherhood in postpartum women.About the health characteristics of pregnancy, childbirth and the postpartum,  people who suffer from gestation during pregnancy, have worse postpartum complications or have too little/much breast milk,  adapt more poorly than healthy mothers in pregnancy period , with no postpartum complications and enough breast milk for the baby. When considering the socio-psychological characteristics of the mothers, the result shows the active pregnant mothers have more experience in taking care of children as well as childbirth, a better relationship with the their mother, higher level of adaptation than women with unintended pregnancy, who have little experience and in a bad relationship with mother. The remaining factors such as personality traits, relationship with mother-in-law has no meaningful difference to the statistics of postpartum woman’s adaptation to the role of being a mother.

Seven factors taken into account in this dissertation are : characteristics of child, mother’s satisfaction of child, the preparation before birth, the support from other people, the conditions for motherhood, the husband’s sharing and the expression of postpartum depression are correlative with postpartum woman’s adaptation to motherhood. Among them, the strongest correlations are the satisfaction of child, characteristics of child and conditions for motherhood. They are also the three strongest factors predicting postpartum woman’s adaptation. The expression of postpartum depression, the husband’s sharing and the support from other people cannot forecast woman’s adaptation to motherhood.

3.2. Conclusion

- Based on the choice-oriented towards the result of the adaptation and the relationship of some social factors to the process of postpartum woman’s adaptation to motherhood, dissertation defines the adaptation to motherhood is the process which woman overcomes challenging of postpartum to achieve equilibrium with positive emotion, gain confidence and behaviors meeting the requirements of motherhood in terms of function (care, protection, development) and feelings, emotions  the attachment relationship between mother – child).

- Dissertation depicts the reality of postpartum woman’s adaptation to motherhood and discovers the differences between groups of postpartum women in different level of adaptation. Moreover, dissertation also finds out the extent impact of factors affect the adaptation to motherhood and affirms that psychological consultation is an impact measure which helps postpartum woman to adapt to motherhood easier.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây