TTLA: Chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam

Thứ hai - 17/09/2018 00:32

Tên tác giả: Phạm Thị Diệu Linh

Tên luận án: Chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam

Ngành khoa học của luận án: Lưu trữ học                       Mã số:

Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Luận án hướng đến hai mục đích chính là:

  • Xác định được vấn đề chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân ở Việt Nam
  • Đề xuất được giải pháp ban đầu cho vấn đề chính sách

Với mục đích đó, luận án tập trung vào các đối tượng chính bao gồm:

  • Chính sách và pháp luật hiện hành về tài liệu lưu trữ nhân dân
  • Vấn đề chính sách cần giải quyết và các giải pháp cần thiết có thể thực hiện trong thời gian tới

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:

Để thu thập dữ liệu cho luận chứng và luận cứ của luận án, tác giả đã thực hiện những phương pháp sau:

  • Tổng hợp văn bản: phương pháp này được dùng để tổng hợp, so sánh và phân tích nội dung văn bản chính sách và pháp luật hiện thời về tài liệu lưu trữ nhân dân nhằm xác định những vấn đề chính sách đã và đang được giải quyết, những bất cập và mâu thuẫn giữa các văn bản chính sách và dự kiến rủi ro có thể xảy ra do những bất cập đó
  • Điều tra xã hội học: trên 300 công dân và 40 cán bộ quản lý lưu trữ đã trả lời phiếu khảo sát về các nội dung liên quan đến đề tài luận án, dữ liệu thu thập được từ khảo sát này được sử dụng để bước đầu lấy ý kiến các đối tượng chính bị tác động của chính sách quản lý tài liệu nhân dân làm cơ sở xây dựng giải pháp chính sách
  • Nghiên cứu trường hợp: ba trường hợp nghiên cứu sâu và một số trường hợp khác được sử dụng làm ví dụ minh họa cho khuynh hướng và hiện trạng quản lý tài liệu lưu trữ trong nhân dân; các trường hợp này được khảo cứu thông qua việc nghiên cứu tài liệu như sách, bài báo về trường hợp, hồi ký của các nhân chứng trong trường hợp, quan sát trực tiếp đối với trường hợp và phỏng vấn cá nhân nhân vật trong trường hợp.
  • Phỏng vấn nhóm thông qua các hội nghị, hội thảo và phỏng vấn sâu cá nhân: thông qua các hội nghị, hội thảo, một số vấn đề trọng tâm của luận án đã được gửi tới các đối tượng liên quan như nhà quản lý, nhà nghiên cứu dẫn đến những tranh luận cần thiết để các ý kiến đa chiều được nêu ra, bổ sung thêm dữ liệu cho những nhận định của luận án; những cuộc phỏng vấn sâu có tác dụng làm rõ thêm quan điểm và cách tiếp cận của những chủ sở hữu, các nhà quản lý về những dự đoán sẽ được trình bày trong luận án.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

Với một số phương pháp như trên, luận án đã đạt được những kết quả cơ bản là:

  • Xây dựng được khung lý thuyết cơ bản về khái niệm và đặc điểm của tài liệu lưu trữ nhân dân;
  • Chứng minh được sự thiếu đồng bộ, chồng chéo và thiếu chặt chẽ của chính sách và pháp luật hiện hành về tài liệu lưu trữ nhân dân;
  • Xác định được những nội dung đồng thuận và chưa thống nhất trong quan điểm của nhà quản lý và chủ sở hữu tài liệu lưu trữ nhân dân
  • Xây dựng được một số giải pháp chính sách cơ bản, gồm cả lâu dài và tạm thời trong môi trường chính sách của Việt Nam hiện nay với sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế

3.2. Kết luận

Với một số phương pháp như trên, luận án đã chứng minh và luận giải được những vấn đề sau:

  • Vấn đề chính sách cần giải quyết đối với tài liệu lưu trữ nhân dân là phải đồng bộ hóa hệ thống pháp luật cùng với các giải pháp khả thi theo hướng thống nhất mục tiêu và chia sẻ nguồn lực
  • Giải pháp trọng tâm của chính sách quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân là xây dựng cơ chế cho phép nhiều thành phần xã hội tham gia quản lý tài liệu lưu trữ nhân dân nhưng vẫn đảm bảo vai trò của các lưu trữ nhà nước trong việc theo dõi và quản lý các tài liệu có ý nghĩa đối với Quốc gia – Dân tộc

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: PHAM Thi Dieu Linh

Thesis title: Public policy of people archives and manuscripts in Vietnam

Scientific branch of the thesis: Archival study                           Code:

The name of postgraduate training institution : University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University in Hanoi

1. The thesis purpose and objectives

The aims of thesis are:

  • Specifying of what should be solved when the State want to preserve and serve people archives and manuscripts;
  • Drafting some solutions for future policies

The thesis focus on these objectives:

  • Current public policies and laws on archives in Vietnam;
  • What the policies should concentrate on and reasons why they should be

2. Research methods

  • Documental analysis;
  • Surveys and interview;
  • Case study

3. Major results and conclutions

3.1. Major results

  • Specifying concept “people archives” and characteristics of them ;
  • Identifying and proving all fundamental problems in the current public policies and laws on people archives;
  • Discovering which ideas have been consensual and shared or not between people and officals;
  • Drafting some solutions for future policies

3.2. Conclutions

  • The main problems of policies stem from illogical and unrealistic issues in current policies and laws
  • The central solution of those is establishing a legal frame which accept contribuitions and actions of all social groups, including public and private sectors as inter-funtional institutions 

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây