Ngôn ngữ
Tên tác giả: Đỗ Duy Tú
Tên luận án: Khoan dung Hồ Chí Minh – Nhận thức và vận dụng
Ngành khoa học của luận án: Triết học
Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 62 22 03 02
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định mục đích là làm rõ cơ sở hình thành, đặc trưng và những nội dung chủ yếu của khoan dung Hồ Chí Minh. Đồng thời, vận dụng giá trị của khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới một số lĩnh vực ở nước ta hiện nay
Đối tượng nghiên cứu: Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là: khoan dung Hồ Chí Minh được thể hiện trong những quan điểm lý luận, nhân cách văn hoá và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Để thực hiện luận án, tác giả dựa trên cơ sở lý luận là những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng ta về khoan dung. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án là phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát hóa, phân tích và tổng hợp, thống nhất giữa logic và lịch sử. Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp liên ngành triết học văn hóa, triết học giá trị trên tinh thần kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Luận án trình bày, phân tích khái niệm khoan dung, khoan dung Hồ Chí Minh, làm rõ cơ sở hình thành khoan dung Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, luận án góp phần hệ thống hóa nội dung và những đặc trưng chủ yếu của khoan dung Hồ Chí Minh từ góc độ tiếp cận triết học. Đồng thời, vận dụng giá trị của khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới một số lĩnh vực ở nước ta hiện nay.
Về mặt lý luận, luận án góp phần đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ và hệ thống hóa về mặt nhận thức và vận dụng khoan dung Hồ Chí Minh vào thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung.
3.2. Kết luận
1. Khoan dung trong lịch sử cho tới ngày nay đang là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực đời sống xã hội và quan hệ giữa các dân tộc trên bình diện quốc tế. Dù được dùng theo nhiều hàm nghĩa khác nhau, song tư tưởng khoan dung vẫn luôn là một giá trị đạo đức, văn hóa hình thành và phát triển trong các thời kỳ, tồn tại và ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau trong xã hội ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Đến nay, nội hàm khái niệm khoan dung được dùng thống nhất trong Tuyên ngôn của UNESCO tuyên bố vào năm 1995. Khoan dung giờ đây không chỉ là tư tưởng, lời kêu gọi mà đã trở thành công cụ có tính pháp lý quốc tế, có vai trò định hướng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hướng đến mọi đối tượng và trở thành giá trị chung cho toàn nhân loại, trở thành vấn đề triết học đích thực.
2. Ở Việt Nam, do điều kiện đặc thù của lịch sử, văn hóa mà giá trị khoan dung, nhân ái sớm trở thành giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Truyền thống ấy tiếp tục được kế thừa, phát triển và thăng hoa trong cuộc đời, nhân cách, tư tưởng và sự nghiệp Hồ Chí Minh. Trước yêu cầu của đất nước, trên cơ sở kế thừa truyền thống khoan dung của dân tộc, Hồ Chí Minh đã chắt lọc và tiếp biến tinh hoa văn hoá khoan dung Cổ - Kim – Đông – Tây của nhân loại làm giàu trí tuệ bản thân và làm đầy đủ, hiện đại, phong phú tư tưởng khoan dung truyền thống. Đặc biệt, Người đã nâng tư tưởng khoan dung truyền thống lên một tầm cao mới bằng việc kết hợp với tinh thần nhân văn của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Tư tưởng khoan dung trở thành định hướng quan trọng của Người trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước và thực hành đấu tranh giải phóng dân tộc, kiến thiết đất nước.
3. Khoan dung Hồ Chí Minh chứa đựng nội hàm phổ quát, sâu sắc và nhất quán từ tư tưởng tới hoạt động thực tiễn của Người. Nội dung khoan dung Hồ Chí Minh biểu hiện cụ thể trong kinh tế, trong chính trị; khoan dung trong văn hóa; khoan dung trong đạo đức; trong tôn giáo; trong đường lối và tư tưởng quân sự của Người. Ở mỗi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, ở Người luôn toát lên tinh thần khoan dung sâu sắc. Mặt khác, khoan dung Hồ Chí Minh luôn mang tính nhân dân, gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước giàu mạnh nhằm đem lại và duy trì các quyền phổ quát cho con người. Đó là tự do, hạnh phúc và hòa bình cho con người.
4. Khoan dung Hồ Chí Minh phản ánh yêu cầu, nhiệm vụ lớn lao của thời đại, đang soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh những thời cơ phát triển thì đồng thời nước ta cũng đang đứng trước những thách thức to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, việc vận dụng, phát huy giá trị truyền thống khoan dung Việt Nam nói chung, khoan dung Hồ Chí Minh nói riêng sẽ góp phần ổn định và phát triển kinh tế; xây dựng nền chính trị dân chủ và văn minh; xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và hội nhập; xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện đại; xây dựng khối đại đoàn kết tôn giáo và phát triển nền quân sự vững mạnh trước những nguy cơ mà toàn cầu hóa có thể đưa lại. Qua đó, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước tiến tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh” theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Do Duy Tu
Thesis title: Ho Chi Minh’s Tolerance - Awareness and manipulation
Scientific branch of the thesis: Philosophy
Major: CNDVBC & CNDVLS Code: 62 22 03 02
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University.
1. Thesis Purpose and objectives
Purpose: To carry out this study, we determined the purpose of clarifying the foundations, characteristics and main contents of Ho Chi Minh's tolerance. Simultaneously, applied the value of Ho Chi Minh's tolerance into the practice of innovation in a number of fields in our country nowadays
Research Objects: The thesis defined research subjects as: Ho Chi Minh's tolerance is represented in Ho Chi Minh's theoretical, cultural perspectives and practical activities.
To do the thesis, the author based on the argument that the opinions of dialectical materialism and historical materialism; Our Party's opinions on tolerance. Research methods used in the implementation of the thesis such as: material dialectics, historical philosophy research, comparison, generalization, analysis and synthesis, the unity between logic and history. Simultaneously, the author used interdisciplinary methods of cultural philosophy, value philosophy in the spirit of combining theory with reality.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
The thesis presented and analyzed the concept of tolerance and Ho Chi Minh’s tolerance, clarified the basis of forming Ho Chi Minh’s tolerance. Based on that, the thesis contributed the systemization of content and the main characteristics of Ho Chi Minh's tolerance from the perspective of philosophical approach. Concurrently, applying the value of Ho Chi Minh's tolerance into the practice of innovation in a number of fields in our country today.
In theory, the thesis contributed to deepening the study to clarify and systematize in terms of perception, and applied Ho Chi Minh's tolerance to the practice of innovation in our country today.
In practical terms, the results of the thesis can be used as a reference for teaching, studying and researching Ho Chi Minh’s thought in particular and the history of Vietnamese thought in general.
3.2. Conclusions
1. Nowadays tolerance in history is one of the most commonly used terms in the fields of social life and relations between nations on international aspect. Although it is used in many different meanings, the idea of tolerance is always a moral value, culture is formed and developed in different periods, existed and influenced at different levels in society of both Western and Oriental. To present, the connotation of tolerance used unitedly in the declaration of UNESCO was proclaimed in 1995. Tolerance is not only a thought, but also a call that has become an international legal instrument. It has the role of directing activities in all the different spheres of social life, which towards all objects and becomes the common value of all mankind and a true philosophical problem.
2. In Vietnam, due to the special conditions of history and culture, the tolerance and kindness of the people soon became the traditional good values of the nation during thousands of years of building and defending for the country. The tradition continues to be inherited, developed and sublimated in the life, personality, thought and career of Ho Chi Minh. At the request of the country, on the basis of inheriting the tradition of tolerance of the nation, Ho Chi Minh has filtered and transformed the quintessence of cultural tolerance Past – Present – East – West to enrich personal intelligence, to make full, modern, plentiful the tranditional tolerence thought. Especially, Ho Chi Minh raised the traditional tolerance to a new height by incorporating of the humanistic spirit of communist humanitarianism. Tolerance has become an important direction of people in the process of going out to find a way to save the country and practice the struggle for national liberation and national construction.
3. Ho Chi Minh's tolerance contains a universal, profound and consistent inclusion from thought to his practical activity. The content of Ho Chi Minh’s tolerance expressed in detail in economic, political; In culture; morality; in religion; in his military lines and thoughts. In every area of economic life, politics - society, he always exalted the spirit of deep tolerance from inside. On the other hand, Ho Chi Minh's tolerance is always of human property, linked to the national liberation and the building of a prosperous country in order to bring and maintain universal rights for human beings. It is freedom, happiness and peace for human beings.
4. Ho Chi Minh's tolerance reflects requirement and the great mission of the times, enlightening the path of development of the Vietnamese nation. Particularly, in the context of globalization today, besides the opportunities of development, simultaneously our country is facing great challenges in all areas of social life. Therefore, the application and promotion of traditional values of tolerance in general, Ho Chi Minh's tolerance in particular will contribute to stability and economic development; building democratic and civilized politics; To build and develop an advanced culture deeply imbued with national identity; building an independent foreign policy, autonomy and integration; building ethics for modern Vietnamese; build a great religious unity and develop a strong military against the risks that globalization can bring. Thus, contributing to the successful implementation of the industrialization and modernization of the country towards the goal of "rich people, strong country, democracy, justice and civilization" in the direction of socialism.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn