TTLA: Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình

Thứ ba - 23/06/2020 05:28

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Thanh Minh                                              2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 08/03/1988                                                                               4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                        9. Mã số: Thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Về nhu cầu học nghề: Đa số thanh niên dân tộc thiểu số (TNDTTS) tỉnh Hòa Bình được khảo sát có nhu cầu học nghề và đánh giá cao tính hữu ích của học nghề. TNDTTS muốn học nhiều nghề khác nhau từ nông nghiệp, công nghiệp đến các nghề dịch vụ như làm đẹp. Các trình độ đào tạo được thanh niên quan tâm cũng tập trung ở đầy đủ cấp độ như sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, hệ đào tạo song song. Nơi đào tạo chủ yếu mà TNDTTS mong muốn là tại các tỉnh. Trong quá trình tiếp cận học nghề, TNDTTS gặp các khó khăn về kinh phí học tập, thời gian, kỳ vọng học nghề, mong muốn tìm kiếm việc làm…do đó, đòi hỏi phải phát triển các dịch vụ và hoạt động trợ giúp bên cạnh việc phát triển mạng lưới và chất lượng đào tạo nghề đủ có thể thu hút TNDTTS đi học nghề nhiều hơn, hiệu quả hơn. Các yếu tố về giới tính, mức sống, vị trí địa lý…có ảnh hưởng đến các nhu cầu cụ thể trong việc tiếp cận hoạt động đào tạo nghề của TNDTTS.

- Về hệ thống chính sách và thực thi trong thực tiễn: Hệ thống đào tạo nghề được phát triển cả về số lượng và chất lượng thông qua số lượng cơ sở và năng lực đào tạo, qua tính hiện đại và cập nhật của chương trình, giáo trình và trình độ giáo viên. Các chính sách hỗ trợ cũng đã góp phần tạo ra nguồn lực để TNDTTS khắc phục các khó khăn về tài chính, xã hội và năng lực trong quá trình học nghề. Tuy nhiên, đào tạo nghề cho TNDTTS còn nhiều hạn chế. Hoạt động đào tạo nghề chưa thực sự thu hút được đông đảo TNDTTS học nghề. Học nghề chỉ là lựa chọn cuối cùng của TNDTTS khi họ không đỗ đại học hoặc họ đi học chỉ vì được hỗ trợ học phí và kinh phí học tập. Nhiều TNDTTS lựa chọn đi lao động phổ thông chứ không đi học nghề. Trong thực tế, hoạt động đào tạo nghề chỉ thu hút được các hộ gia đình chính sách, phụ nữ nông thôn đã có gia đình. Nhiều thanh niên lựa chọn học nghề chỉ để học trung học phổ thông không mất tiền hay được hỗ trợ kinh phí dẫn những lãng phí nguồn lực trong đào tạo nghề cho TNDTTS.

- Nguyên nhân của hạn chế: Qua phân tích, có hai điểm yếu lớn nhất trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình nói riêng và vùng dân tộc thiểu số nói chung là sự phân quyền bất hợp lý giữa các bên liên quan và việc thiếu một thiết chế cung cấp thông tin khách quan để nâng cao nhận thức, tăng cường hiểu biết của TNDTTS về nhu cầu cá nhân, hệ thống chính sách hỗ trợ, thông tin thị trường lao động

- Vai trò của Công tác xã hội: CTXH cần được đưa vào quá trình thực thi để thực hiện hai vai trò quan trọng là biện hộ chính sách để tăng quyền cho TNDTTS và tư vấn hướng nghiệp để nâng cao nhận thức, hiểu biết từ đó “tự quyết” một cách duy lý lựa chọn học nghề của mình. Ba mô hình đã được đưa ra để phân tích các khả năng ứng dụng tại Hòa Bình và Việt Nam. Mô hình bộ phận hướng nghiệp do sự kết hợp giữa bộ phận đào tạo nghề và CTXH cấp tỉnh, huyện được khuyến nghị lựa chọn vì những phù hợp của nó đối với điều kiện thực tế.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các mô hình Công tác xã hội trong hướng nghiệp và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đánh giá tác động cụ thể của đào tạo nghề đến khả năng tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển các kỹ năng và hòa nhập xã hội của thanh niên dân tộc thiểu số.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến Luận án

1.  Bùi Thanh Minh (2019), “Những hạn chế trong hệ thống chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Chính sách và quản lý (VNU) 35 (3), tr.57-67.

2. Bui Thanh Minh (2019), “Asymmetric information among stakeholders and consequences in vocational training for ethnic minority youth in Hoa Binh province”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities Vol 5 (5), pp.616-629.

                                                                                   

                                                                     INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Bui Thanh Minh                                      2. Sex: Male

3. Date of birth: March 8th 1988                                   4. Place of birth: Hai Phong     

5. Admission decision number: 4618/QĐ-XHNV      Dated: December 29th 2016 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Vocational training for ethnic minority youth in Hoa Binh province

8. Major: Social work                                                         9.  Code: Pilot training

10. Supervisors: Associate Professor. Dr. Nguyen Thi Kim Hoa

11. Summary of the new findings of the thesis:

- Regarding vocational training needs: The ethnic minority youth in our survey highly appreciated the usefulness of vocational training to the youth’s future. Therefore, in their thought, they desired to take part in a vocational training program. Their desired vocational training programs were various, from agricultural, industrial to serving sectors. The training level was offered by them including whole levels listed elementary, intermediate, college, and parallel training system. Most of the youth in the survey wanted to study in their province, such as in their communes, their districts, and other locations in Hoa Binh province. There were difficulties that the student had to overcome in their training process such as: studying expenses, timeline, expectation of apprenticeship, desire to find jobs... Therefore, it is time that authorities developed supportive services and activities to help ethnic minority youth in accessing and tackling their problems in vocational training. With better facilitation, the vocational training programs could attract more people to attend and also enhance the effectiveness of the programs. The factors of gender, the standard of living, geographic location, and other aspects might affect the specific needs in accessing vocational training activities of the ethnic minority youth.

- Regarding vocational training policy system and its implementation in reality: Since the 10 previous years, the vocational training program in Hoa Binh province has been developing not only in the quantity but also in its quality. It was proven by the increasing number of training institutions and their training capacity. Supportive policies have also contributed to creating more resources to support the ethnic minority youth to overcome their financial, social, and studying capacity constraint in the training process. However, there are some significant limitations in the vocational training system. Firstly, vocational training is not attracted activities and it stands as the second choice of the youth when they are not able to get into a university. Even, they chose to become unskilled labors instead of taking part in vocational training courses. Secondly, many of the surveyed youths attending vocational training courses because of the financial supports. In reality, vocational training programs only attracted more vulnerable households, rural married women. Young people exploited vocational programs as the road to freely study high school. As a result, the effectiveness of the policy system is not high as the state’s and society’s expectations.

- Regarding the causes of limitations: There are two most significant weaknesses that negatively affecting the implementation of the vocational training system. The first weakness is the unreasonable powering decentralization amongst stakeholders. Another shortcoming is the lack of mechanism providing independent information on supportive policies, labor market, individual needs. They must be changed to construct a more effective vocational training system for the ethnic minority youth.

- Regarding the role of social work in supporting ethnic minority youth in accessing vocational training services: Social work is an effective tool to improve and enhance the quality of vocational training policy system for the ethnic minority youth. Social work advocates the policy to empower the youth. In addition, social work provides vocational guidance for the youth to raise their awareness and knowledge to help them decide an appropriate program by themselves. Three models have been proposed and analyze the applicable in Hoa Binh specifically and Vietnam generally. The third model constructing by the combination of the vocational training department and the provincial as well as district social work agencies is recommended because of its suitability for practicality.

12. Practical applicability, if any: Social work models applying in vocational guidance and training for ethnic minority youth

13. Further research directions, if any: Impact evaluation on ethnic minority youth’s job seeking, income, social skills development of vocational training.

14. Thesis-related publication:

1.  Bui Thanh Minh (2019), “The Limitations of Vocational Training Policies for Ethnic Minority Youth – A Case Study in Hoa Binh Province”, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies Vol 35 (3), pp.57-67.

2. Bui Thanh Minh (2019), “Asymmetric information among stakeholders and consequences in vocational training for ethnic minority youth in Hoa Binh province”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities Vol 5 (5), pp.616-629.

3. Bùi Thanh Minh (2019), “The limitation in vocational training for ethnic minority youth – From policy perspectives”, Economic and Forecast Journal Vol 28, pp.50-53.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây