TTLA: Những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay

Thứ ba - 28/07/2020 06:11

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN THU MINH                   2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/08/1987                                                        4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/ 2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định Số 4010/QĐ-XHNV, ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

 về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, trong đó, điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ từ “Những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ sau chiến tranh lạnh tới nay” thành “Những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay”

7. Tên đề tài luận án: Những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay

8. Chuyên ngành: Trung Quốc học                           9. Mã số: 62 31 06 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phùng Thị Huệ

                                                     PGS. TS. Dương Văn Huy

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

      Trước hết, đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu hệ thống và toàn diện về những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia giai đoạn từ năm 2005 đến nay, do đó luận án đã xây dựng một khung phân tích cho nghiên cứu về chuyển biến trong quan hệ song phương.

      Thứ hai, luận án đã xác định được hai mốc chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ sau năm 2005: một là, chuyển biến sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2005; hai là, chuyển biến sau khi hai nước nâng cấp lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2013. Luận án đã phân tích dựa vào các nhân tố như Xu hướng, Sự kiện lớn, và Những thành tựu lớn, tìm ra được nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến.

       Thứ ba, luận án đã nhận diện và đánh giá mức độ quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Indonesia dựa theo các tiêu chí trong bảng thước đo mức độ quan hệ đối tác chiến lược của học giả Gajauskai (2013), qua đó đánh giá sự chuyển biến trong quan hệ hai nước, trả lời các câu hỏi: Chuyển biến trên lĩnh vực gì? Chuyển biến theo chiều hướng nào? Tính chất của mỗi lần chuyển biến là thay đổi dần dần hay đột ngột? Trên cơ sở đó, luận án làm rõ đặc trưng quan hệ đối tác chiến lược trong tổng thể chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc.

       Thứ tư, luận án vận dụng Thuyết bất đối xứng và Lý thuyết về cường quốc tầm trung, làm rõ đặc điểm quan hệ bất đối xứng giữa Trung Quốc với Indonesia, rút ra được nét đặc sắc trong chính sách của hai nước này trong quan hệ song phương.

      Cuối cùng, luận án đánh giá tác động của những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia đối với bản thân hai nước, với các nước khác trong khu vực, và với Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

     Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận chứng khoa học cho quá trình hoạch định chính sách ngoại giao của Việt Nam trong quan hệ bất đối xứng với Trung Quốc;

      Thứ hai, kết quả nghiên cứu sẽ được hệ thống thành một nội dung trong chuyên đề giảng dạy về đối ngoại cua Trung Quốc thời kỳ hiện đại, đặc biệt là chuyên đề chuyên sâu về quan hệ Trung Quốc – ASEAN, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy cho các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Đông phương học và Lịch sử thế giới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

      Thứ nhất, tiếp tục hướng nghiên cứu liên quan đến quan hệ Trung Quốc – Indonesia trên các lĩnh vực cụ thể và tác động đến Việt Nam;

      Thứ hai, mở rộng phạm vi nghiên cứu xoay quanh quan hệ Trung Quốc – ASEAN, nhằm nhận diện rõ hơn quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng;     

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Trần Thu Minh (2016), “Những tiến triển trong quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 tới nay”, Nghiên cứu Trung Quốc 2 (174), tr.29-38.
  2. Trần Thu Minh (2016), “Cái nhìn của Indonesia về Sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”, Sự kiện và Nhân vật nước ngoài 10 (276), tr. 64-69.
  3. Trần Thu Minh (2018), “Sự phân hóa trong cách nhìn nhận Trung Quốc của giới tinh hoa Indonesia”, Sự kiện và Nhân vật nước ngoài 3 (291), tr.46-51.
  4. Trần Thu Minh (2018), “Thực tiễn triển khai Chiến lược “Vành đai và con đường” tại Indonesia”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới 4 (264), tr.3-13.
  5. Trần Thu Minh (2018), “Vấn đề lao động Trung Quốc tại Indonesia trong bối cảnh Chiến lược ‘Vành đai và con đường’”, Sự kiện và Nhân vật nước ngoài 6 (294), tr.66-71.
  6. Trần Thu Minh (2018), “Quan hệ Mỹ - Indonesia dưới thời Tổng thống D.Trump”, Sự kiện và Nhân vật nước ngoài 7 (295), tr.50-56.
  7. Trần Thu Minh (2018), “Quan hệ kinh tế Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay”, Nghiên cứu Trung Quốc 10 (206), tr.27-36.
  8. Trần Thu Minh (2018), “Quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc – Indonesia: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Nghiên cứu Quốc tế 4 (115), tr.139-159.
  9. Trần Thu Minh (2019), “Ngoại giao quan hệ đối tác của Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc: Nhìn lại và Triển vọng”, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  10. Trần Thu Minh (2019), “Sự phục hồi của văn hóa Trung Hoa trong cộng đồng người Hoa tại Indonesia sau thời kỳ Trật tự mới”, Nghiên cứu Đông Nam Á 8 (233), tr.73-81.
  11. Trần Thu Minh (2019), “Chính sách đối ngoại của Indonesia đối với Trung Quốc thời kỳ Tổng thống Joko Widodo”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới 10 (282), tr.42-50.

                                                            INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: TRAN THU MINH                                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 07 Aug 1987                                     4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 4618/ 2016/QĐ-XHNV       Date: 29 December, 2016

6. Changes in academic process:

Adjusted the doctoral thesis title from “The Changes of Sino-Indonesia Relations since the Cold War” to “The Changes of Sino-Indonesia Relations after 2005”, Decision number: 4010/QĐ-XHNV, Date: 18 Octorber 2019

7. Official thesis title:

The Changes of Sino-Indonesia Relations after 2005

8. Major: Chinese Studies                                          9. Code: 62 31 06 02

10. Supervisors: Assoc. Prof. Phung Thi Hue

                           Assoc. Prof. Duong Van Huy

11. Summary of the new findings of the thesis:

      Firstly, this is the first systematic and comprehensive research in Vietnam about changes in Sino-Indonesia relations from 2005, so the thesis has built an analytical framework for the researchs about changes in bilateral relations.

      Secondly, the thesis has identified two milestones in Sino-Indonesia relations since 2005: (i) changes after establishing Strategic Partnership in 2005; (ii) changes after upgrading to Comprehensive Strategic Partnership in 2013. The thesis analyzed based on factors such as Trends, Great Events and Great Achievements, to find the causes of the changes in Sino-Indonesia relations.

       Thirdly, the thesis has identified and assessed the level of Sino-Indonesia relations based on the criteria in Gajauskai’s research (2013), evaluating changes in Sino-Indonesia relations, and answering the following questions: In which fields have the changes undergone?  What is the trend of changes? Did each change occur gradually or instantly? On that basis, the thesis clarifies the characteristics of strategic partnerships in the overall strategy of increasing influence of China.

       Fourthly, the thesis applied the Asymmetry Theory and the theory of Middle powers, clarifying the characteristics of asymmetric relations between China and Indonesia, identifying the characteristics of the two countries' policies in the bilateral relations.

      Finally, the thesis evaluated the impact of changes in Sino-Indonesia relations on the two countries themselves, on other countries in the region, and on Vietnam.

12. Practical applicability:

      Firstly, the thesis's research findings provide scientific evidences for Vietnam's diplomatic policy making process in handling asymmetric relations with China;

       Secondly, the research results can be systematized to become a part of Contemporary Chinese foreign affairs subject, especially in topics of China-ASEAN relations. It will be a reference for researchers and teachers who work in the fields of International Relations, Oriental Studies and World History.

13. Further research directions:

      Firstly, continue researching topics related to Sino-Indonesia relations on specific fields and their impacts on Vietnam;

       Secondly, expand the scope of research to China-ASEAN relations, in order to identify accurately the relations between China and neighbor countries;

14. Thesis-related publications:

  1. Tran Thu Minh (2016), “The Changes in Sino-Indonesia Strategic Partnership Relations after 2005”, Chinese Studies 2 (174), pp.29-37.
  2. Tran Thu Minh (2016), “Indonesia's response to the 21st Century Silk Road Initiative”, Foreign Events & Characters 10 (276), pp.64-69.
  3. Tran Thu Minh (2018), “Divergence in the Indonesian Elite's Perception of China, Foreign Events & Characters 3 (291), pp.46-51.
  4. Tran Thu Minh (2018), “Practical implementation of the Belt and Road Initiative in Indonesia”, World Economic and Political Issues 4 (264), pp.3-13.
  5. Tran Thu Minh (2018), “Chinese labor issues in Indonesia in the context of the Belt and Road Initiative”, Foreign Events and Characters 6 (294), pp.66-71.
  6. Tran Thu Minh (2018), “US-Indonesia Relations under D.Trump”, Foreign Events and Characters 7 (295), pp.50-56.
  7. Tran Thu Minh (2018), “Sino-Indonesia Economic Relations since 2005”, Chinese Studies 10 (206), pp.27-36.
  8. Tran Thu Minh (2018), “Sino-Indonesia Strategic Partnership: Situation and problems”, International Studies 4 (115), pp.139-159.
  9. Tran Thu Minh (2019), “China’s Partnership Diplomacy since Reforms”, Proceedings of the International Conference "40 Years of China's Reforms: Looking Back and Prospects", Institute of Chinese Studies, Vietnam Academy of Social Sciences,  Social Sciences Publishing House, Hanoi.
  10. Tran Thu Minh (2019), “The Rehabilitation of Chinese Culture in the Chinese Community in Indonesia after the New Order ", Southeast Asia Studies 8 (233), pp.73-81.
  11. Tran Thu Minh (2019), “"Indonesia's foreign policy towards China under Joko Widodo", World Economic and Political Issues 10 (282), pp.42-50.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây