TTLA: Khảo sát hiện tượng Việt – Hán Việt địa danh làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ

Thứ năm - 11/06/2020 04:00

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRƯƠNG NHẬT VINH                   2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 18.12.1988                                                                4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ –XHNV ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đai học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo

- Kéo dài thời gian đào tạo 01 năm từ ngày 01.01.2018 đến ngày 31.12.2019

- Điều chỉnh tên đề tài luận án theo yêu cầu của Hội đồng cấp cơ sở ngày 30.12.2019.  

Tên đề tài luận án ban đầu: “Khảo sát  cách thức Hán Việt hóa địa danh làng ở đồng bằng Bắc Bộ”.

Tên đề tài luận án sau thay đổi: “Khảo sát hiện tượng Việt – Hán Việt địa danh làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ”

7. Tên đề tài luận án: Khảo sát hiện tượng Việt – Hán Việt địa danh làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam             9. Mã số: 62 22 01 09

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học

GS.TS Nguyễn Văn Khang

PGS.TS Trần Thị Hồng Hạnh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

  - Luận án thống kê và xác định được 794 làng xã đồng bằng Bắc Bộ còn lưu giữ được tên gọi Việt và tên gọi Hán Việt tương ứng.  Đồng thời, luận án tiến hành xác định nguồn gốc ngôn ngữ của một số địa danh làng xã bằng thao tác so sánh ngữ âm lịch sử. Kết quả cho thấy có những địa danh mang dấu ấn của việc tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic), Nam Đảo (Austronesian) và Tai – Kadai. Trong đó có những tên gọi có nguồc gốc từ các ngôn ngữ dân tộc thiểu số của Việt Nam.

  - Về đặc điểm cấu trúc: các tên gọi Việt và tên gọi Hán Việt đều có cấu trúc phức gồm thành tố chung và thành tố riêng. Thành tố chung ở cả 2 loại tên gọi đều có cấu tạo đơn. Thành tố riêng ở tên Việt có cấu tạo đơn trong khi thành tố riêng của tên Hán Việt có cấu tạo ghép.

- Về đặc điểm ý nghĩa: Các tên gọi Việt ý nghĩa thường không rõ ràng. Các tên gọi Hán Việt nhìn chung dễ xác định ý nghĩa hơn nhưng cần đặc biệt lưu ý tới tương quan giữa văn tự và ngữ âm của tên gọi.

- Về mối quan hệ giữa hai loại tên gọi Việt và Hán Việt: Quan hệ ngữ âm là quan hệ chiếm ưu thế hơn hẳn so với quan hệ ngữ nghĩa.

- Từ những mô tả trên, luận án bước đầu đi đến kết luận phương diện ngữ âm là phương diện được đặc biệt chú ý trong quá trình Hán Việt hóa tên Việt làng xã.. Đứng từ phương diện ngữ âm, quá trình Hán Việt hóa các tên Việt địa danh làng xã phản ánh một số nguyên tắc là:  Thứ nhất, có 2 phương thức chính được sử dụng trong quá trình Hán Việt hóa tên Việt đó là phương thức bảo lưu hoàn toàn dạng thức ngữ âm và phương thức tương ứng ngữ âm; Thứ hai, với phương thức tương ứng ngữ âm, cả hai âm tiết hay/hoặc một trong hai âm tiết trong tên Hán Việt sẽ phản ánh sự tương ứng này; Thứ ba, các âm tiết Hán Việt và âm tiết Việt thực hiện mối quan hệ về ngữ âm đa phần trùng nhau ở bộ phận phụ âm đầu và tương ứng với nhau ở bộ phận vần của âm tiết. Nhìn chung, sự tương ứng ngữ âm giữa các tên gọi địa danh làng xã Bắc Bộ không chỉ cung cấp những tri thức về quá trình Hán Việt hóa địa danh làng xã nói riêng, địa danh Việt Nam nói chung mà còn là những bằng chứng phản ánh quá trình biến đổi của ngữ âm lịch sử tiếng Việt theo dòng thời gian.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Tư liệu của luận án phục vụ cho các nghiên cứu về ngôn ngữ học lịch sử và tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: địa danh học, tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ học so sánh – lịch sử

14. Các công trình khoa học có liên quan đến luận án

- Trương Nhật Vinh (2018), Về một vài cặp tên Nôm và tên Hán Việt của địa danh làng có mối quan hệ về ngữ nghĩa”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (2), tr. 69 -75.

- Trương Nhật Vinh (2019), Về một vài cặp tên Nôm – Hán Việt của địa danh làng Bắc Bộ có mối quan hệ về ngữ âm”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống (3), tr.15 -27.

                                                                    INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1.Full name: TRUONG NHAT VINH                                  2. Sex: Male

3. Date of birth: 18.12.1988                                               4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 3684/2015/QĐ –XHNV dated 31 December 2015

6. Changes in academic process:

- Training period was extended from 01 January 2018 to 31 December 2019

- Thesis title was revised from: An investigation into the way to Sino-Vietnamise typonyms in  Northern Delta villages to An investigation of Vietnamese & Sino-Vietnamised typonyms of Northern Delta villages

7. Official thesis title: An investigation of Vietnamese & Sino-Vietnamised typonyms of Northern Delta villages

8. Major: Language of Vietnamese ethnic minorities.                        9. Code: 62 22 01 09

10.  Supervisors:

Prof. Nguyen Van Khang. PhD

Assoc Prof. Tran Thi Hong Hanh. PhD

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis identifies 794 typonyms of villages in Northern Delta that have both Vietnamese and corresponding Sino-Vietnamese names. Based on historical-comparative method, the origin of some toponyms was phonologically reconstructed. The results show that there are toponyms which reflect the language contact of Vietnamese and other Austroasiatic, Austronesian and Tai-Kadai languages. Among them, many toponyms was analysed to be originated from the languages of minorities ethnic in Vietnam.

- In terms of grammar: both Vietnamese and Sino-Vietnamese names have complex structure with general name and proper name. The general name of both kinds have simple form. The proper name of Vietnamese is simple while that of Sino-Vietnamese is compound.

-  In terms of semantics: Vietnamese names do not usually have clear meaning. By and large, it is easier to identify the meaning of Sino-Vietnamese names but the correlation between characters and pronunciation should be well aware.

- In terms of the relationship between Vietnamese and Sino-Vietnamese names: phonetic relationship is significantly more dominant than semantic relationship.

- The findings of this study indicate that the process of converting Vietnamese villages names into Sino-Vietnamese mainly focuses on phonetic features. Semantic features are less emphasized. From the phonetic perspective, the integration of Vietnamese words into Sino-Vietnamese relfects the following rules. First, there are two main ways of changing Vietnamese names into Sino-Vietnamese: conserving pronunciation and correspondence pronuciation. Second, with regard to correspondence pronunciation, both syllables and/or one of the two syllables of Sino-Vietnamese names reflect pronunciation correlation. Third, Sino-Vietnamese and Vietnamese syllables which are in the phonetic relationship mostly have identical head vowels and corresponding rhyme. By and large, pronunciation correspondence of geographical names of villages in Northern Delta does not only provide knowledge of the process of changing village names in specific, geographical names in Vietnam in general into Sino-Vietnamese but is also an evidence of changes in Vietnamese pronunciation over time.

12. Practical applicability:

The dissertation's materials serve for the studies of historical linguistics and cultural-linguistic exposure.

13. Further research directions: place name, contact language – culture, historical - comparative linguistics

14. Thesis related publications:

- Truong Nhat Vinh (2018), “A study on the semantic relation between pairs of Nom – Sino –Vietnamese names of villages”, Journal Language&Life. Vol 2 (269), pp.69-75.

- Truong Nhat Vinh (2019), “A study on the phonetic relation between pairs of Nom & Sino –Vietnamese name of villages in the Northern Delta Vietnam”, Journal Language&Life. Vol 3 (283), pp.15-27.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây