TTLA: Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo ở Hà Nội hiện nay”(Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Hà Đông

Thứ sáu - 28/09/2018 05:30

Tên tác giả: Cù Thị Thanh Thúy

Tên luận án: Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo ở Hà Nội hiện nay”(Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Hà Đông

Ngành khoa học của luận án: Xã hội học

Chuyên ngành: Xã hội học              Mã số: 62 31 03 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

1.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các khái niệm, lý thuyết xung đột, lý thuyết chức năng tôn giáo để mô tả thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo trên địa bàn Hà Nội hiện nay, luận án hướng đến làm sáng tỏ vai trò của đạo Công giáo trong mối quan hệ vợ chồng khi xảy ra mâu thuẫn xung đột trong đời sống hôn nhân gia đình.

1.2 Đối tượng nghiên cứu:

Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo trên địa bàn Hà Nội.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án đã sử dụng: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp trưng cầu ý kiến; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý thông tin và báo cáo kết quả.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó để có được nguồn thông tin tham khảo lý luận và thực tiễn tương đối đầy đủ và có giá trị cho nghiên cứu về mâu thuẫn vợ chồng, mối quan hệ giữa tôn giáo và hôn nhân

- Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và khái quát địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo trên địa bàn Hà Nội hiện nay, nguyên nhân, nội dung cơ bản của mâu thuẫn; các hành vi và ứng xử của vợ chồng trong quá trình mâu thuẫn. 

- Phân tích các hệ quả của mâu thuẫn giữa vợ và chồng đến mối quan hệ hôn nhân, gia đình. Cách thức để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình Công giáo.

- Vai trò của tôn giáo trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, mâu thuẫn, làm giảm mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn, làm giảm những hệ quả tiêu cực của mâu thuẫn đến hôn nhân gia đình, giúp các cặp đôi vượt qua khủng hoảng hôn nhân

 3.2. Kết luận

Hôn nhân và gia đình Công giáo trên đại bàn Hà Nội hiện nay có đặc điểm là: mô hình lựa chọn hôn nhân đặc biệt nhấn mạnh đến sự tương đồng (đặc điểm cá nhân, tôn giáo), với quy mô gia đình nhỏ (gia đình ít con, ít thế hệ chung sống), và đặc trưng về niêm tin và thực hành tôn giáo cao

Mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong gia đình Công giáo trong 12 tháng qua mang tính phổ biến, tập trung vào những vấn đề thuộc về các chức năng cơ bản của gia đình.

Mức độ của mâu thuẫn biểu hiện qua hành vi và ứng xử của vợ và chồng trong gia đình Công giáo chủ yếu là không nghiêm trọng. Mâu thuẫn có xu hướng được giải quyết một cách ôn hòa,

Sự tương đồng về tôn giáo giữa vợ và chồng, yếu tố về niềm tin và thực hành tôn giáo giúp ngăn chặn, phòng ngừa sự xuất hiện của mâu thuẫn, làm mâu thuẫn giảm mức độ nghiêm trọng, và hỗ trợ các các nhân vượt qua khủng hoảng và những tác động tiêu cực của mâu thuẫn.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Cù Thị Thanh Thúy

Thesis title: “Conflict between couples in the Catholic family in Hanoi today”(Case study of Ha Dong parish)

Scientific branch of the thesis:  Sociology

Major: Sociology                              Code: 62310301

The name of postgraduate traning institution: University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

1. Thesis  purpose and objectives:

1.1 Research aims:

Based on theoretical studies of concepts, theories of conflict, and the theory of religious functions to describe the current state of conflict in the Catholic family in Hanoi, the thesis aims to Expressing the role of Catholicism in conjugal relationships when conflicts arise in married life.

1.2 Research objects:

Conflict between couples in the Catholic family in Hanoi today

2. Research methods

The Dissertation used: Material analysis method; Consultation method; Observation method; In-depth interview method and information processing and reporting methods.

3. Major result and conclusions

3.1. The maior results

- An overview of previous studies to obtain a relatively comprehensive and relevant source of factual and theoretical reference information for the study of conjugal conflict, the relationship between religion and marriage

- Presentation of theoretical foundations, research methods and general areas of study.

- Analyzing the current situation of conflicts between couples in the Catholic family in Hanoi, causes and contents of the contradictions; the behavior and behavior of the couple in the course of conflict.

- Analyze the consequences of conflict between husband and wife to the relationship of marriage and family. How to resolve conflicts in the Catholic family.

- The role of religion in preventing, preventing, conflicting, reducing the severity of conflicts, reducing the negative effects of conflicts on family marriage, helping couples overcome the crisis. marriage crisis

3.2. Conclusions

The marriage and family of Catholics in Hanoi nowadays are characterized by the following: the model of marriage choice in particular emphasizes the similarity (personal and religious characteristics), with a small family size ( families with few children, fewer generations living together), and characterized by high religious affiliation and practice

Conflicts between spouses in the Catholic family over the past 12 months are commonplace, focusing on matters of fundamental family functions.

The extent of the inconsistency manifested by the conduct and behavior of the spouses in the Catholic family is not serious. Conflicts tend to be resolved peacefully,

The religious consensus between husband and wife, the element of religious belief and practice, helps to prevent, prevent the occurrence of conflicts, reduce the severity of conflicts, and assist overt individuals. through crisis and negative effects of contradiction.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây