TTLA: Các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Thứ hai - 17/09/2018 00:34

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thùy Chi                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/03/1981                                                     4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định về việc gia hạn thời gian học tập: từ 01/01/2017 đến 31/12/2017.

7. Tên đề tài luận án: Các phương tiện biểu thị tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                         9. Mã số: 62 22 02 40

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Thi

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã khảo sát, thống kê, phân loại và miêu tả các phương tiện từ vựng biểu thị tình thái gồm: động từ tình thái, phó từ tình thái, trợ từ tình thái và tiểu từ tình thái. 11 giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được luận án đưa vào diện khảo sát bao gồm 5 giáo trình thuộc trình độ sơ cấp, 4 giáo trình thuộc trình độ trung cấp và 2 giáo trình thuộc trình độ cao cấp. Từng loại phương tiện được khảo sát về các phương diện: số lượng, tần suất sử dụng trong các giáo trình, cách giải thích ý nghĩa, chức năng và hướng dẫn sử dụng.

Từ kết quả khảo sát, luận án đề xuất việc giải thích các phương tiện này theo hướng đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn để đáp ứng tiêu chí của mục tiêu giảng dạy cho người nước ngoài. Đối với các phương tiện này, để đơn giản và dễ hiểu, luận án đề xuất không gọi tên phương tiện trong quá trình giải thích ý nghĩa mà tập trung vào cách sử dụng các phương tiện này trong phần chú giải ngữ pháp. Cách chú giải hiệu quả nhất là cách chú giải giải thích ngữ nghĩa, cách sử dụng các phương tiện ấy trong ngữ cảnh, hoàn cảnh cụ thể.

Luận án đã đề xuất hướng phân bố và xử lí các phương tiện biểu thị tình thái cho các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Luận án đã đề xuất phân định các biểu thị tình thái vào các bậc, các trình độ theo hướng tăng thêm số lượng cho đầy đủ hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ mức độ thông dụng hơn đến mức độ ít thông dụng hơn đồng thời cũng cần căn cứ vào mức độ lịch sự, tính nghi thức của các phương tiện tình thái.

Phương pháp giảng dạy hiệu quả đối với việc giảng dạy các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái cho người nước ngoài là phương pháp giảng dạy ngữ pháp theo đường hướng giao tiếp. Dựa trên ứng dụng định hướng phân bố hợp lí cũng như phương pháp giảng dạy hiệu quả các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái này, luận án xây dựng một số bài luyện để giúp học viên dễ dàng ghi nhớ và sử dụng thành thạo các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái tiếng Việt trong quá trình giao tiếp.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần tích cực vào việc giảng dạy cũng như biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đồng thời, kết quả của luận án cũng có thể là những tham khảo hữu ích cho công tác biên soạn từ điển, biên dịch, phiên dịch, so sánh đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác…

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là các phương tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và dừng lại ở bốn nhóm phương tiện từ vựng là: động từ tình thái, phó từ tình thái, trợ từ tình thái, tiểu từ tình thái. Việc nghiên cứu, khảo sát các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái khác như ngữ âm, ngữ pháp, quán ngữ tình thái… sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới trong các công trình nghiên cứu khác.

14. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án:

- Phạm Thùy Chi (2013), “Một vài suy nghĩ và thể nghiệm về việc dạy môn Đọc – Hiểu tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Nghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và tiếng Việt – những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 366-375. ISBN 978-604-934-482-4.

- Phạm Thùy Chi (2017), “Ngữ nghĩa của Đã”, Nghiên cứu – Giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt: Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 51-60. ISBN 978-604-62-8436-9.

- Phạm Thùy Chi (2017), “Một số tiểu từ tình thái cuối câu cầu khiến tiếng Việt và phép lịch sự trong giao tiếp”, Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 92-101. ISBN 978-604-73-5445-0.

- Phạm Thùy Chi (2017), “Việc giảng dạy và học tập các phương tiện từ vựng biểu thị ý nghĩa tình thái tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (10),  tr. 71-77.

- Phạm Thùy Chi (2018), “Các phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt”, Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và Tiếng Việt 2018, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 39-49. ISBN: 978-604-73-6155-7.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Phạm Thùy Chi                                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 14/03/1981                                    4. Place of birth: Hà Nội

5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, on 30/12/2013 by Rector of USSH, VNU Hanoi.

6. Changes in academic process:

- Decision on extension from 01/01/2017 to 31/12/2017.

7. Official thesis title: The means of  language expressing modality in Vietnamese textbooks ​​for foreigners.

8. Major: Linguistics                                                            9. Code: 62 22 02 40

10. Supervisors: Associate Prof. Vũ Văn Thi, PhD.

11. Summary of the new findings of the thesis:

The dissertation has investigated, listed, categorized and described the means of vocabulary expressing modality, including modal verbs, modal adverbs, modal adjectives and modal particles. 11 Vietnamese textbooks for foreigners were mentioned in the survey including 5 coursebooks at elementary level curriculums, 4 at intermediate and 2  at advanced. Each type of means was surveyed in terms of: number, frequency of use in the coursebooks, interpretation of meaning, function and instruction.

From the results of the survey, the thesis proposes the explanation of these means in a simple, straightforward and concise manner to meet the criteria of teaching objectives for foreigners. As for these means, to gain simplicity and comprehensibility, the thesis has proposed not to name the means in the meaning interpretation process but to focus on the use of these means in the grammar clarification. The most effective way of explaining is the interpretation of the semantics, the means of using it in specific contexts and situations.

The dissertation has suggested the direction of distribution and processing of modality means for the coursebooks being used to teach Vietnamese to foreigners. The thesis proposed to categorize the modality means into stages, levels in the direction of increasing the number to the full, from simple to complex, from the more popular to the less common At the same time, it should be based on the level of courtesy and ritual of the modality means.

The effective teaching method for teaching means of language expressing modality for foreigners is the method of teaching grammar in the direction of communication. Based on the rational distribution-orientation application as well as the effective teaching methods of modality means, the thesis builds some exercises to help students easily memorize and use fluently the means of language expressing modality of Vietnamese in the communication process.

12. Practical applicability, if any:

The results of the thesis will contribute positively to the teaching as well as the development of Vietnamese teaching materials for foreigners. At the same time, the results of the thesis may also be useful references for dictionary compiling, translating, interpreting, comparing Vietnamese and other languages.

13. Further research direction, if any:

The dissertation limits the scope of the study as means of vocabulary expressing modality in the coursebooks of Vietnamese language teaching to foreigners and resulting in four groups: modal verbs, modal adverbs, modal adjectives and modal particles. The study on other modality means, such as phonetics, grammar, idiomatic modal expressions, etc., will open new research directions in other researches.

14. Thesis-related publication:

- Phạm Thùy Chi (2013), “Some thoughts and experiments on teaching Vietnamese reading comprehension”, Scientific conference proceedings: Research, Training Vietnamese studies and language – theory and practice, VNUH Publishing house, pp. 366-375. ISBN 978-604-934-482-4.

- Phạm Thùy Chi (2017), “The semantic meaning of Đã”, Research – teaching Vietnamese studies and language – theory and practice, VNUH Publishing house, pp.  51-60. ISBN 978-604-62-8436-9.

- Phạm Thùy Chi (2017), “Some modal particles at the end of Vietnamese request and courtesy in communication”, Research and Teaching Vietnamese studies, VNU Ho Chi Minh Publishing house, pp. 92-101. ISBN 978-604-73-5445-0.

- Phạm Thùy Chi (2017), “The teaching and learning practice of Vietnamese modality vocabulary means for foreign students”, Language and Life (10),  pp. 71-77.

- Phạm Thùy Chi (2018), “Means of vocabulary expressing modality in Vietnamese language”, Training and research in Vietnamese studies and language 2018, VNU Ho Chi Minh Publishing house, pp.  39-49. ISBN: 978-604-73-6155-7.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây