TTLA: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964.

Thứ hai - 17/09/2018 00:33

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phùng Thị Thảo             

2. Giới tính: Nữ

2. Ngày sinh: 28/11/1983

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội ký ngày 30/12/2013.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Số 4619/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X ra ngày 29/12/2016.

- Số 3550/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X ra ngày 29/12/2017.

7. Tên đề tài luận án: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964.

8. Chuyên ngành: Đông Nam Á học

9: Mã số: 62 31 06 10

10. Các bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Đỗ Thu Hà

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là công trình khoa học đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á trong giai đoạn 1947-1964 theo các vấn đề trọng tâm như cơ sở và lý thuyết hình thành chính sách, nội dung (mục tiêu và nguyên tắc) của chính sách, quá trình triển khai chính sách và phản ứng chính sách, kết quả và tác động, đặc trưng và mối liên hệ chính sách ở giai đoạn hiện tại (1991-2017).

Hoàn toàn khác so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam, luận án vận dụng cả hai hướng tiếp cận của chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hiện thực để lý giải chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á trong giai đoạn 1947-1964. Bằng việc vận dụng cả hai hướng tiếp cận này, luận án đã chỉ ra và chứng minh được dấu ấn, sự nhất quán trong nguyên tắc thực thi chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á qua từng giai đoạn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Là nghiên cứu hệ thống về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947-1964, luận án là tài liệu tham khảo đối với các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy Đông Nam Á học, Ấn Độ học, quốc tế học và lịch sử học.

Trong bối cảnh hiện nay, châu Á – Thái Bình Dương nói chung, ASEAN nói riêng đang nắm giữ vai trò tâm điểm trong Chính sách Hướng Đông và Hành động Hướng Đông của Ấn Độ. Việc tìm hiểu và giải thích chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947- 1964 với tư cách là giai đoạn nền tảng cho mối quan hệ Ấn Độ với khu vực thời kỳ hiện đại sẽ góp phần tăng cường và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Đông Nam Á và Ấn Độ cũng như giữa Việt Nam và Ấn Độ.

 Bên cạnh đó, việc chỉ ra mối liên hệ xuyên suốt, sự nhất quán trong nguyên tắc thực thi chính sách đối ngoại qua các giai đoạn từ thời cổ đại, giai đoạn 1947-1964 đến giai đoạn hiện đại (1991-2017) sẽ là một trong những cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng đưa ra những đường lối, chính sách phù hợp với thực tiễn của mối quan hệ Đông Nam Á - Ấn Độ.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

+ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn sau 1964

+ Nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á

+ Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam giai đoạn 1947- nay

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

[1]. Phùng Thị Thảo (2015), “Các nguyên tắc Panchsheel và những dấu ấn của nó đối với Hiệp định Geneva và Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Bandung”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (2), tr.25-42.

[2]. Phùng Thị Thảo (2015), “Quan điểm của Ấn Độ với Bắc Việt Nam trong Ủy ban đình chiến quốc tế (1954-1964): Nhìn từ góc độ Lịch sử, Tư tưởng và Quan hệ quốc tế”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Cán bộ trẻ: Nghiên cứu liên nghành trong khoa học xã hội và nhân văn: Tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.193-209.

[3]. Phùng Thị Thảo (2015), “Phong trào giải phóng dân tộc của Indonesia với vai trò của Ấn Độ (1945-1949)”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (6), tr.13-26.

[4]. Phùng Thị Thảo (2015), “Chính phủ Myanmar với chính sách ngược đãi người Ấn Độ ở thập niên 40 của thế kỷ XX: nhìn từ góc độ kinh tế”, Phương Đông: Truyền thống và hiện đại, NXB Thế giới, tr.43-55.

[5]. Phùng Thị Thảo (2016), “Từ chính sách không liên kết của Ấn Độ đến phong trào không liên kết giai đoạn 1947 đến 1964: Giá trị của Ấn Độ tiếp cận từ góc độ quan hệ quốc tế”, Giá trị Ấn Độ ở châu Á, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.175-192.

[6]. Phùng Thị Thảo (2017), “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với việc thực thi Hiệp định Geneva tại Việt Nam (1954-1958) và với tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc: Nhìn từ góc độ của Chủ nghĩa lý tưởng”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm Quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,  tr.446-458.

[7]. Phùng Thị Thảo (2017), “Quan điểm của các nước Đông Nam Á đối với Chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1947-1950: Nghiên cứu trường hợp của Indonesia và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (8), tr.25-33.

[8]. Phùng Thị Thảo (2017), “Quyền lực mềm của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Nam Á (1947-1961)”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học Quốc tế: Sức mạnh mềm Ấn Độ - Sức mạnh mềm Việt Nam trong bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr.329-338.

[9]. Phùng Thị Thảo (2018), “Các đạo luật liên quan đến Ấn kiều tại Myanmar”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (1), tr.24-30.

[10]. Phùng Thị Thảo (2018), “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Việt Nam dưới thời Thủ tướng Nehru (1947-1964)”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á (3), tr.20-26.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Phung Thi Thao                                            2. Sex: Female

3. Date of birth: November 28th, 1983                              4. Place of birth: Thai Nguyen

5. Admission decision number: 2999/2013/QD-XHNV-SDH, Dated: 30/12/2016 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:

- No.4619/QĐ-XHNV of extention for QH-2013-X PhD candidates issued on 29/12/2016.

- No.3550/QĐ-XHNV of extention for QH-2013-X PhD candidates issued on 29/12/2017.

7. Official thesis title: India’s Foreign Policy towards Southeast Asia in the period from 1947 to 1964.

8. Major: Southeast Asian Studies                                   9. Code: 62 31 06 10

10. Supervisor:  Assoc Prof., Dr. Do Thu Ha

11. Summary of the new findings of the thesis:

The thesis is the first research in Vietnam which focuses on India’s foreign policy towards Southeast Asia in the period of 1947-1964 in terms of theoretical and realistic foundations of the policy, the contents (goals and principles), the process of implementation, the responses by Southeast Asian countries, results and impacts, characteristic and the relationship between the policy in the period of 1947-1964 and the following periods (1991-2017).

The thesis is different from other works by applying both the approaches of idealism and realism to explain India’s foreign policy towards Southeast Asia in the period of 1947-1964. Thanks to these, it discovers and demonstrates the footprint and consistence of the principle to carry out India’s foreign policy towards Southeast Asia since its independence.

12. Practical applicability, if any:

The thesis is the systematic research on India’s foreign policy towards Southeast Asia in the period of 1947-1964. Therefore, it is one of meaningful references for the research fields such as Southeast Asian Studies, Indian Studies, International Relations and Historical Studies.

At present, Asian Pacific in general and ASEAN in particular is playing as the central role of India’s Look East Policy and Act East Policy. By researching India’s foreign policy towards Southeast Asia in the period of 1947-1964 as the background period of India’s relations with Southeast Asia in the contemporary period, the thesis helps enhance the mutual understanding, between Southeast Asia and India as well as Vietnam and India.

In addition to these, exploring the relationship and the consistence of the principle to implement India’s foreign policy through periods of ancient times, the period of 1947-1964, and contemporary period is one of the foundations for decision makers in both Southeast Asian countries in general and Vietnam in particular to make policies which are more suitable and effective for relations between Southeast Asian countries and India.

13. Further research direction, if any:

+ India’s foreign policy towards Southeast Asia after the period of 1947-1964

+ Chinese factor in India’s foreign policy towards Southeast Asia since 1947

+ India’s foreign policy towards Vietnam since 1972

14. Thesis–related publications:

[1]. Phung Thi Thao (2015), “Panchsheel Principles and its footprints in Geneva Agreement and the Final Communique of the Asian – African conference of Bandung”, Vietnam Review for Indian and Asian Studies (2), pp.25-42.

[2]. Phung Thi Thao (2015), “The perspective of India on North of Vietnam in the International Commission for Supervision and Control in Vietnam (1954-1964) in terms of History, Ideology, and International Relations”, Scientific Proceedings for and young lecturers and Post-graduate Students: Interdisciplinary Research in Social Sciences and Humanities:In terms of theories and Realities, USSH, Hanoi National University, pp.193-209.

[3]. Phung Thi Thao (2015), “Indonesia decolonization with the Role of India (1945-1949)”, Vietnam Review for Indian and Asian Studies (6), pp.13-26.

[4]. Phung Thi Thao (2015), “Mynamar’s discriminatory policy aimed at the Indian Diaspora in the 1940s: In terms of economy”, The Orient: Tradition and Contemporary, Thegioipublishers, pp.43-55. 

[5]. Phung Thi Thao (2016), “From India’s non-alignment policy to the Non-aligned Movement in the period of 1947-1964: Indian value in terms of international relations”, “Indian Values in Asia, Publishing House of Vietnam National University, Ho Chi Minh City, pp.175-1912.

[6]. Phung Thi Thao (2017), “India’s foreign policy towards the implementation of Geneva Agreement in Vietnam (1954-1958) and its position on the dispute of Bien Dong between Vietnam and China: In terms of idealism”, International Scientific Conference Proceedings Vietnam-India: 45 Years of Diplomatic Relations and 10 years of Strategic Partnership, Center for Indian Studies, Ho Chi Minh National Academy of Politics, pp. 446-458.

[7]. Phung Thi Thao (2017), “Perspectives of Southeast Countries on India’s Foreign Policy (1947-1950): A study on the Cases of Indonesia and the Democratic Republic of Vietnam”, Vietnam Review for Indian and Asian Studies (8), pp.25-33.

[8]. Phung Thi Thao (2017), “Soft power in India’s foreign policy to southeast in the period of 1947-1961”, International Scientific Conference Proceedings: India’s Soft Power – Vietnam’s Soft Power in the context of regionalization and globalization, Center for Indian Studies, Ho Chi Minh National Academy of Politics, pp.329-338.

[9]. Phung Thi Thao (2018), “Myanmar’s Acts relating to Indian Diaspora”, Vietnam Review for Indian and Asian Studies (1), pp.24-30.

[10]. Phung Thi Thao (2018), “Indian Foreign policy towards Vietnam under the leadership of Prime Minister Nehru (1947-1964)”, Vietnam Review for Indian and Asian Studies (3), pp.20-26.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây