Ngôn ngữ
Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trang
Tên luận án: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006
Ngành khoa học của luận án: Lịch sử
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62.22.03.15
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
-Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về lãnh đạo kinh tế đối ngoại của Hà Nội từ năm 1986 đến năm 2006; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố; trên cơ sở đó, đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với các thành phố khác trong cả nước khi lãnh đạo kinh tế đối ngoại.
-Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng rộng rãi các phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp đó, đồng thời còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh... Các phương pháp trên được vận dụng phù hợp với từng nội dung của luận án.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Một là, hệ thống hóa, phân tích, làm rõ những quan điểm, chủ trương và quá trình chỉ đạo kinh tế đối ngoại của Đảng bộ Hà Nội từ năm 1986 đến năm 2006; qua đó, dựng lại một cách khách quan, khoa học bức tranh về kinh tế đối ngoại Hà Nội từ khi bắt đầu đổi mới đến năm 2006.
Hai là, đúc rút những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội trong lãnh đạo kinh tế đối ngoại trên cơ sở những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế từ thực tiễn 20 năm lãnh đạo kinh tế đối ngoại.
Ba là, luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu những vấn đề có liên quan.
3.2. Kết luận
Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006”, luận án rút ra một số kết luận như sau:
1. Luận án làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định và chỉ đạo kinh tế đối ngoại Hà Nội của Đảng bộ Hà Nội trong giai đoạn từ 1986 - 1996 và 1996 - 2006. Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam - “trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và giao dịch quốc tế của cả nước”, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế đối ngoại. Từ năm 1986 đến năm 2006, ngoài yếu tố nội lực, sự phát triển của kinh tế đối ngoại thành phố Hà Nội chịu tác động trực tiếp, sâu sắc bởi các yếu tố bên ngoài. Những yếu tố trên đã tạo ra những động lực nhưng cũng đặt ra cho Đảng bộ thành phố Hà Nội những yêu cầu cấp thiết trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại.
2. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế đối ngoại, những năm 1986 - 2006 trải quả hai giai đoạn 1986 - 1995 và 1996 - 2006, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã lãnh đạo từng bước đổi mới, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại quyết tâm thực hiện thắng lợi nhằm trở thành “trung tâm đầu não về chính trị, về văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước”. Đó là một quá trình tư duy phát triển kinh tế đối ngoại lâu dài từ chưa hoàn thiện đến dần dần hoàn thiện trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ thành phố Hà Nội.
3. Luận án đã khái quát những thành tựu, rút ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với kinh tế đối ngoại Hà Nội từ năm 1986 đến năm 2006. Thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế đối ngoại những năm 1986 - 2006, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã có những thành tựu quan trọng: Thứ nhất, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò của kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; Thứ hai, quan điểm, chủ trương về kinh tế đối ngoại của Đảng bộ thành phố ngày càng được bổ sung và phát triển hoàn thiện; Thứ ba, chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội vừa tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đồng thời phát triển một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm; Thứ tư, chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng bộ thành phố Hà Nội đã bảo đảm nguyên tắc chung của Đảng về độc lập tự chủ trong các mối quan hợp tác kinh tế quốc tế.
Bên cạnh những ưu điểm, Đảng bộ thành phố Hà Nội không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm như: Một là, quá trình hoạch định chủ trương về phát triển kinh tế đối ngoại đôi khi còn chưa theo kịp biến đổi của thực tiễn; Hai là, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại nhiều lúc còn tồn tại những bất cập, hạn chế, chậm được khắc phục, giải quyết; Ba là, nhìn chung hoạt động kinh tế đối ngoại còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của Thủ đô. Những hạn chế đó xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
4. Luận án đúc rút một số kinh nghiệm quan trọng như: 1) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại đối với phát triển kinh tế của Hà Nội; 2) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại; 3) Chú trọng phát triển kinh tế đối ngoại gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp chặt chẽ thị trường trong nước với thị trường quốc tế; 4) Phát huy hiệu quả của công tác đối ngoại phục vụ hoạt động kinh tế đối ngoại; 5) Tăng cường các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển.
ABSTRACT OF THE DOCTORIAL THESIS
Name of author: Nguyen Thi Huyen Trang
Title of the thesis: The Hanoi City Party led the foreign economic relations from 1986 to 2006
Scientific branch of the thesis: History
Major: History of the Communist Party of Vietnam Code: 62.22.03.15
Name of post graduate training unit: University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University.
1. Objectives and subjects of the thesis
-Research objectives
To clarify the guideline and direction of the Hanoi Party Committee on the foreign economic relations of Hanoi from 1986 to 2006; Point out the achievements, limitations, causes of limitations in the leadership of the City Party Committee; On that basis, to draw some of the valuable experiences for reference to other cities in the country in foreign economic leadership.
-Research subjects
The policy and direction of the Hanoi party committee for foreign affairs from 1986 to 2006.
2. The research methods
Based on the general theory of Marxism-Leninism, in order to fulfill the purpose and task of research, the thesis uses widely the universal methods of historical science such as historical method, method of logics and incorporates these two methods, while using other methods such as analysis, synthesis, reconciliation, statistics and comparison... in compliance with each content of the thesis.
3. Main results and conclusions
3.1. Main results
Firstly, the thesis has systematized, analyzed and clarified the views, guidelines and processes of leading foreign economic relations of the Hanoi Party Committee from 1986 to 2006; Thus, objectively and scientifically reconstructing the foreign economic relations of Hanoi from the beginning of renovation to 2006.
Secondly, drawn lessons from the leadership of the Hanoi Party Committee in the foreign economic relations based on the achievements, limitations and causes of restriction from the practice of 20 years leading foreign economic relations.
Thirdly, the thesis can be used as a document for researching related issues.
3.2. Conclusion
Studying the topic of "Hanoi Party Committee leading international economic relations from 1986 to 2006", the thesis draws some conclusions as follows.:
1. The thesis clarifies the factors influencing the Hanoi Party Committee's planning and directing of Hanoi's foreign economic relations in the period 1986 - 1996 and 1996 - 2006. Hanoi is the capital of Vietnam - the center of political, economic, cultural, scientific and technical and international transactions of the country", having many potentials and advantages for the development of foreign economic relations. From 1986 to 2006, apart from internal factors, the development of Hanoi's foreign economic relations was directly and deeply influenced by external factors. These factors have created motives but also set for the Hanoi Party Committee the urgent requirements in leading the development of foreign economic relations.
2. Implementing the guidelines and policies of the Party on foreign economic development, in 1986-2006 period, two stages 1986-1995 and 1996-2006, the Hanoi Party Committee has led step by step the innovation, broadening and enhancing the efficiency of foreign economic relations, determined to be successful in order to become a "center of political, cultural and scientific technology, as well as a major center in economics and finance and international transaction for the whole country ". It is a process of developing long-term foreign economic relations from incomplete to gradual improvement in leading the foreign economic development by the Hanoi Party Committee..
3. The thesis outlines the achievements, drawbacks and causes that led to the restriction of the leadership of the Hanoi Party Committee in the foreign economic relations of Hanoi from 1986 to 2006. In leadership practice in the years 1986 - 2006, the Hanoi Party Committee has made important achievements: Firstly, the Party Committee has become increasingly aware of the position and role of the foreign economic relations for the socio-economic development of the capital; Secondly, the views and policies of the Party Committee in foreign economic affairs has been improved and improved. Thirdly, the policy of the Party Committee of Hanoi has created conditions for foreign economic activities to develop and at the same time develop some key areas; Fourthly, the guideline and direction of foreign economic development by the Party Committee has ensured the general principles of the Party on independence and independence in international economic cooperation.
In addition to the advantages, the Hanoi Party Committee inevitably has limitations such as: Firstly, the process of planning policies on foreign economic development sometimes failed to keep pace with the changes of reality. Secondly, in the process of leading and directing foreign economic affairs, many shortcomings and limitations that have been overcome slowly. Thirdly, in general, the foreign economic activities are not commensurate with the potential development of the capital. These constraints arise from two groups of objective causes and subjective causes, of which subjective causes are dominant.
4. The thesis draws on a number of important experiences such as: 1) Raising awareness of the importance of foreign economic relations for Hanoi's economic development; 2) Raising the leadership capacity of the Hanoi Party Committee, effectiveness of State management of foreign economic activities; 3) Attaching importance to the development of the foreign economic relations in combination with international economic integration, closely combining the domestic market with the international market; 4) Promoting the effectiveness of foreign economic relations in service of foreign economic activities; 5) Strengthening measures to enhance competitiveness to promote the development of foreign economic relations.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn