TTLA: Tổ chức hoạt động marketing tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam

Thứ sáu - 28/09/2018 05:31
  1. Họ và tên NCS: Trần Phương Hoa.                         2. Giới tính: Nữ
  1. Ngày sinh: 30/11/2982.                                             4. Nơi sinh: Hà Nội
  1. Quyết định công nhận NCS số: 2999/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30.12.2013 của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về việc công nhận NCS khóa QH-2013-X.
  2. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 4619/QĐ-XHNV, ngày 29/12/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X.

  1. Tên đề tài luận án: Tổ chức hoạt động marketing tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam
  2. Chuyên ngành: Lưu trữ học.                                    9. Mã số: 62 32 03 01
  1. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Phụng (hướng dẫn chính)

                                                  TS. Vũ Thị Minh Hương (hướng dẫn phụ)

  1. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
  • Luận án tổng hợp, phân tích các khái niệm liên quan để đưa ra định nghĩa, đặc điểm, nguyên tắc và nội dung của “tổ chức hoạt động marketing tại các lưu trữ quốc gia”. Đây là cơ sở khoa học để các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam vận dụng trong việc thực hiện hoạt động marketing.
  • Luận án phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của các TTLTQGVN nhằm phát hiện các nhân tố tích cực và các nhân tố tiêu cực phục vụ xây dựng các giải pháp phù hợp.
  • Luận án nghiên cứu về các sản phẩm và dịch vụ hiện đang được cung cấp tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam, cách thức phân phối, chi phí và các hình thức quảng bá đối với các sản phẩm và dịch vụ đó. Bên cạnh đó, luận án đưa ra những bàn luận về tình hình tổ chức hoạt động marketing tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam hiện nay.
  • Luận án đưa ra các nhóm giải pháp về quy trình tổ chức hoạt động marketing, nhóm các giải pháp về tổ chức – chuyên môn và khuyến nghị với các cơ quan hữu quan như Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, các lưu trữ lịch sử khác và Hội Văn thư Lưu trữ Việt Nam.
  1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng áp dụng trực tiếp cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Ngoài ra, các lưu trữ lịch sử khác cũng có thể vận dụng kết quả nghiên cứu này.

  1. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
  • Những nội dung cụ thể của marketing lưu trữ như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lưu trữ; hành vi của người sử dụng tài liệu lưu trữ; truyền thông, PR trong lưu trữ; mức độ hài lòng của người sử dụng…
  • Những vấn đề về quản trị trong lưu trữ như quản trị nguồn lực thông tin; quản trị nhân sự lưu trữ; quản trị khách hàng; các kỹ năng mềm; các công cụ quản trị và kiểm soát chất lượng…
  1. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Trần Phương Hoa (2010), “Marketing tài liệu lưu trữ - Vấn đề đặt ra với các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (9), tr. 35-36,39.

Trần Phương Hoa (2011), “Thiết kế các sản phẩm lưu trữ phục vụ hoạt động Marketing của các Trung tâm Lưu trữ ở Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (9), tr. 22-25,37.

Trần Phương Hoa (2014), “Marketing lưu trữ - Chiến lược phát triển bền vững của Trung tâm Lưu trữ quốc gia (Trường hợp khối tài liệu lưu trữ Việt Nam cộng hòa)”, Kỷ yếu Hội thảo Lưu trữ Việt Nam Cộng hòa – Góc nhìn từ Lịch sử và Lưu trữ học, tr.353-362.

Trần Phương Hoa (2016), “Thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng tài liệu lưu trữ nhằm cải thiện chất lượng phục vụ tại các lưu trữ lịch sử”, Kỷ yếu Hội thảo Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II – Thực trạng và giải pháp, tr.37-47.

Trần Phương Hoa (2017), “Marketing lưu trữ : Khái niệm và vai trò đối với các lưu trữ lịch sử”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (2), tr.22-27.

Trần Phương Hoa (2017), “Cải cách thủ tục hành chính tại các lưu trữ lịch sử hướng tới sự hài lòng của người sử dụng”, Hội thảo Hoạt động chỉnh lý và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tr.166-173.

Trần Phương Hoa(2017), “Marketing trong lưu trữ - Hướng nghiên cứu mới của ngành Lưu trữ học”, Hội thảo Định hướng phát triển ngành Lưu trữ học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, tr.130.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Trần Phương Hoa                        2. Sex: Female  

3. Date of birth: 30/11/19823.                            4. Place of birth: Hà Nội

5. Admission decision number: 2999/QĐ-XHNV-SĐH; Dated December 30th, 2013 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:

Decision on extending time for the PhD students of QH-2013-X; No 4619/QĐ-XHNV, dated December 29th, 2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title:Organizing marketing activities at Vietnam National Archives Centers

8. Major: Achivology                                         9. Code: 62 32 03 01

10. Supervisors:   Assoc.Prof.Dr. Vũ Thị Phụng

          Dr. Vũ Thị Minh Hương

11.  Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis collects and analyzes relating ideas to set out the definition, characteristics, principles, and concepts of “marketing activities in national archives”. This is the scientific basis that Vietnam National Archives Centers can apply in implementing marketing activities.

- The thesis analyzes the factors influencing on marketing activies of Vietnam National Archives Centers, and discovers both positive and negative factors to find out suitable solutions.

- The thesis studies the products and services which are provided in Vietnam National Archives Centers, as well as methods of distribution, promotion and expenditures on those products and services. On the other hand, the thesis discusses organization of marketing activities in Vietnam National Archives Centers.

- The thesis suggests solutions on procedures of organizing marketing activities, on organization and specialty and recommendations towards relevant agencies such as National Archives of Vietnam, Archives Association of Vietnam and other historical archives

  1. Practical applicability

The results of the thesis can be directly applied in National Archives Center I, National Archives Center II, National Archives Center III and National Archives Center IV. Besides, it can be also applied in other historical archives.

  1.  Furthur research derection

- Specific contents of archives marketing such as factors influencing the quality of archives products; users’ behaviors; users’ satisfaction and promotion in archives.

- Management problems such as information resources management; human resources management; customer management; soft skills; quality management tools.

  1. Thesis related publications:

- Tran Phuong Hoa (2010), “Marketing for archives – A question posed to Vietnam National Archives Centers”, Vietnam Archival Magazine (9), pages 35 - 36, 39.

- Tran Phuong Hoa (2011), “Designing archival products for marketing activities in Vietnam National Archives Centers”, Vietnam Archival Magazine (9), pp. 22 – 25, 37.

- Tran Phuong Hoa (2014), “Marketing for archives –the sustainable development strategy of Vietnam National Archives (records of the Republic of Vietnam)”, The annals of the conference on archives of the Republic of Vietnam, historical and archival perspectives, pp 353 – 362.

- Tran Phuong Hoa (2016), “Satisfying users’ needs in order to improve service quality in historical archives”, the annals of the conference on organizing exploiting and using archives at National Archives Center II – Facts and Solutions, pp 37 – 47.

- Tran Phuong Hoa (2017), “Marketing for archives: The definition and roles to historical archives”, Vietnam Archival Magazine (2), pp 22 – 27.

- Tran Phuong Hoa (2017), “Improving administrative processes in historical archives aiming at users’ satisfaction”, Conference of archives adjustment and using in provinces and municipalities, pp 166 – 173.

- Tran Phuong Hoa (2017), “Marketing for archives: The new research direction for Archivology”, Conference of Vietnam archivology orientation in regional and global integration, p. 130.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây