TTLA: Gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng

Thứ ba - 06/11/2018 03:28
  1. Họ và tên: Phạm Thị Hồng Phương
  2. Giới tính: Nữ
  3. Ngày sinh: 20/03/1981
  4. Nơi sinh: Thành phố Thái Bình
  5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3216/2014/QĐ- XHNV – SĐH ngày 31/12/2014  
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ số 1016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 03 năm 2016.

- Quyết định kéo dài thời gian học tập số 3549/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2017.

  1. Tên đề tài luận án: Gắn kết với tổ chức của giảng viên các trường đại học, cao đẳng.
  2. Chuyên ngành: Tâm lý học
  3. Mã số: 62 31 04 01
  4. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Thị Minh Loan, 2. PGS.TS Lê Thị Thanh Hương
  5. Tóm tắt các kết quả mới trong luận án:
  • Làm rõ và bổ sung các vấn đề liên quan đến gắn kết với tổ chức của giảng viên, bao gồm: bản chất, các thành phần, biểu hiện và các hình thức của gắn kết với tổ chức của giảng viên đại học, cao đẳng.
  • Khẳng định được cấu trúc lý thuyết ba thành phần về gắn kết với tổ chức của Allen và Meyer (1996) phù hợp với nghiên cứu trên khách thể là giảng viên và bổ sung những biểu hiện đặc thù của tổ chức đại học, cao đẳng.
  • Chỉ ra sự không đồng nhất của ba thành phần gắn kết là gắn kết tình cảm, gắn kết trách nhiệm và gắn kết nhu cầu lợi ích trong mỗi một cá nhân giảng viên.
  •  Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết với tổ chức của giảng viên đại học, cao đẳng gồm: Đặc điểm nhân cách của giảng viên, phong cách lãnh đạo của trưởng khoa/bộ môn, đặc điểm công việc, mối quan hệ đồng nghiệp, chế độ chính sách, cơ hội đào tạo - thăng tiến và danh tiếng của nhà trường.
  • Chỉ ra thực trạng bức tranh chung về mức độ gắn kết với tổ chức của giảng viên một số trường CĐ, ĐH hiện nay theo tự đánh giá của giảng viên:

+ Khi kết hợp ba thành phần gắn kết tình cảm, gắn kết trách nhiệm và gắn kết nhu cầu lợi ích tạo nên 08 hình thức gắn kết hỗn hợp được đại diện bởi các thành phần chiếm ưu thế. Tỷ lệ giảng viên gắn kết với tổ chức theo 08 hình thức này phân bố tập trung chủ yếu ở hai hình thức là gắn kết chiếm ưu thế ở cả ba thành phần và gắn kết không chiếm ưu thế ở cả ba thành phần.

+ Giảng viên đánh giá yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến gắn kết với tổ chức có liên quan đến các quyền lợi mà người giảng viên được hưởng đó là chế độ, chính sách. Yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự gắn kết với tổ chức của giảng viên là mặt hướng ngoại của nhân cách.

  1. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu về gắn kết với tổ chức của giảng viên, lãnh đạo trong nhà trường hoặc lãnh đạo quản lý cấp khoa/ phòng để tìm hiểu thêm về đặc điểm tâm lý, nhu cầu của cán bộ giảng viên trong nhà trường. Từ đó, họ có thể tìm ra các biện pháp thúc đẩy sự gắn kết của giảng viên với tổ chức.
  2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến kết quả của luận án:
  1. Lê Thị Minh Loan, Phạm Thị Hồng Phương (2017), “Gắn kết tình cảm của giảng viên với tổ chức: Thực trạng và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển hóa của trưởng khoa”, Tạp chí Tâm Lý học (10), tr.58-68.
  2.  Lê Thị Minh Loan, Phạm Thị Hồng Phương (2017), “Mối quan hệ giữa sự phù hợp cá nhân - tổ chức, tương tác lãnh đạo - nhân viên và sự hài lòng công việc”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tâm Lý Học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất              (28/11-01/12/2017), quyển 3, tr.134-143.
  3. Ле Тхи Минь Лоан, Фам Тхи Хонг Фыонг (2017), “Организационная приверженность преподавателей: влияние личностных особенностей”, Вестник ТвГУ, Серия "Педагогика и психология". ISSN: 1999-4133, (4), pp.34-42.
  4. Phạm Thị Hồng Phương (2018), “Ảnh hưởng của nhận thức về danh tiếng nhà trường đến gắn kết với tổ chức của giảng viên”, Tạp chí Tâm Lý học (01), tr.79-89.
  5. Phạm Thị Hồng Phương (2018), “Đánh giá của giảng viên về chế độ, chính sách của tổ chức và tác động của nó đến sự gắn kết với tổ chức”, Tạp chí Tâm Lý học (09), tr.88-97.
  6. tháng …… năm 2018

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: Pham Thi Hong Phuong
  1. Sex: Female
  1. Date of birth: 20/03/1981
  1. Place of birth: Thai Binh Province
  1. Admission decision number: 3216/2014/QĐ- XHNV – SĐH, dated  31/12/2014  
  2. Changes in acadamic process

- Decision on change of thesis title, number 1016 / QD-XHNV, dated  March 29, 2016

- Decision to extend study time, number 3549 / QD-XHNV, ated  29 December 2017

  1. Official thesis title: Organizational commitment of lecturers in the universities and colleges
  2. Major:  Psychology 
  3. Code: 62 31 04 01
  4. Supervisors:  Assoc. Prof., Ph.D. Le Thi Minh Loan,  Assoc.Prof.Dr Le Thi Thanh Huong
  5. Summary of new findings of the thesis

- Clarify and add issues related to lecturers' organizational commitment, including the nature, components, manifestations and forms of commitment.

- Confirmed the Allen and Meyer's (1996) three-component theoretical structure in accordance with the research on the subject as faculties in the colleges.

- Indicate the heterogeneity of the three components of organizational commitment, affective commitment, continuance commitment and nomartive commitment in each individual lecturer.

- Identify a number of factors that affect on lecturers' organizational commitment, including the personality characteristics of the lecturer, the leadership style of the deans, peer relations, policy regimes, training opportunities - promotion and reputation of the school.

- Indicates the general picture of the level of the lecturers' organizational commitment as follow:

+ When combining the three components of affective commitment, continuance commitment and nomartive commitment, 08 forms of mixed association are represented by the dominant components. The percentage of lecturers committed with the organization in these eight forms is concentrated mainly on two forms, namely, dominant dominance in all three components and non-dominant attachment in all three components.

+ The objective factors that have the most influence on the organizational commitment related to the benefits that the lecturers is entitled to is the regime and policies. The most influential factor to lecturers' organizational commitment is the extrovert of the personality characteristics.

  1. Practical applicability: Research results can be used as a reference for researchers, administrators  or deans to learn more about psychological characteristics and the needs of faculty members in their organizations. From there, they may find the ways to promote the lecturers' organizational commitment.
  2. Thesis-related publications
  1. Le Thi Minh Loan, Pham Thi Hong Phuong (2017), “Lecturers’ affective commitment to their organiztion: status and the influence of the dean’s transformational leadership style”, Journal of Psychology (10), pp.58-68.
  2.  Le Thi Minh Loan, Pham Thi Hong Phuong (2017), “Relationship between person-organization fit, leader–member exchange and job satisfaction”, Proceedings of International Conference “Human well-being and sustainable development” (28/11-01/12/2017), Vol. 3, pp.134-143.
  3. Ле Тхи Минь Лоан, Фам Тхи Хонг Фыонг (2017), “Организационная приверженность преподавателей: влияние личностных особенностей”, Вестник ТвГУ, Серия "Педагогика и психология". ISSN: 1999-4133, (4), pp.34-42.
  4. Pham Thi Hong Phương (2018), “The effect of perceived university reputation on organizational commitment of lecturers, Journal of Psychology (01), pp.79-89.
  5. Pham Thi Hong Phương (2018), “The lecturers' assessments of policies and regimes in universities and the impact of these regimes and policies on their organizational commitment”, Journal of Psychology (09), pp.88-97.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây