TTLA: Chuyển biến xã hội vùng nông thôn châu thổ sông Hồng thế kỷ XVII-XVIII

Thứ tư - 07/11/2018 03:40

Tên tác giả: Tống Văn Lợi

Tên luận án: Chuyển biến xã hội vùng nông thôn châu thổ sông Hồng thế kỷ XVII-XVIII

Ngành khoa học của luận án:  Lịch sử

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại           Mã số: 62 22 54 01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích: Luận án nghiên cứu quá trình chuyển biến của xã hội Đại Việt trong thế kỷ XVII, XVIII. Luận án nghiên cứu một số trường hợp cụ thể (case study) để có thể làm rõ hơn sự chuyển biến đó. Luận án phân tích mối quan hệ, tác động qua lại của chuyển biến xã hội khu vực đồng bằng Bắc Bộ với chính quyền nhà nước, làm rõ những vấn đề nội tại của sự chuyển biến đó đối với lịch sử Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu của luận án: Chuyển biến xã hội khu vực nông thôn châu thổ sông Hồng

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phương pháp lịch sử và logic là phương pháp chủ yếu để phân tích, khái quát những nhận định về lịch sử với các thao tác về niên đại, địa điểm, tác giả, phân tích, đối chiếu kiểm tra thông tin.

Đồng bằng Bắc Bộ trong hai thế kỷ XVII, XVIII là khu vực trung tâm diễn ra các sự kiện lịch sử có tầm ảnh hưởng trên phạm vi quốc gia. Các hiện tượng và sự kiện lịch sử không hình thành và tồn tại tách biệt nhau, độc lập với nhau mà giữa chúng đều có những quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại. Do đó phải xét các sự kiện lịch sử trong mối liên hệ phổ biến, như các mặt trong một thể thống nhất, các thành tố trong một cấu trúc.

Xem lịch sử xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX như một hệ thống cấu trúc chặt chẽ bao gồm rất nhiều các thành tố khác nhau (cấu trúc nhỏ), tác động qua lại với nhau, luận án đi vào phân tích một nội dung có ý nghĩa then chốt đóng vai trò nền tảng, điều phối sự vận động của toàn bộ cấu trúc đó. Khi xem xét vấn đề chuyển biến xã hội, với tư cách là một đối tượng nghiên cứu độc lập, luận án đồng thời cũng xem đây như một hệ thống cấu trúc nhỏ nằm trong mối liên hệ hữu cơ với cấu trúc toàn thể lịch sử - xã hội, nhưng mặt khác có những đặc điểm vận động riêng của nó.

Phương pháp cấu trúc (toàn thể - bộ phận) vì thế được coi như một sự cụ thể hóa các nguyên tắc phương pháp luận mác xít trong cách nhìn nhận và phân tích các vấn đề lịch sử - xã hội.

Luận án áp dụng phương pháp phân tích định lượng, phương pháp khu vực học, liên ngành để có thể nhận diện tổng hợp khu vực nghiên cứu.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Luận án cung cấp một số luận giải sự phát triển, phân hóa của tầng lớp trí thức đối với xã hội, sự chuyển biến của nông thôn, đô thị và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của đất nước.

- Mối quan hệ giữa chính quyền với làng xã thông qua các hoạt động thuế, tuyển lính cũng như các cách thức, biện pháp đối phó của xã thôn, của bộ máy chức dịch làng xã sẽ cho thấy phản ứng của xã thôn.

- Luận án cũng phân tích một số kẽ hở mà đội ngũ cường hào trong xã thôn lợi dụng để nhũng nhiễu người dân.

- Cuối cùng, luận án cố gắng khai thác, các nguồn tư liệu nhằm phác họa hiệu quả của những chính sách của nhà nước và những phản ánh từ cơ sở.

3.2. Kết luận

- Thứ nhất, sự phát triển ổn định của đồng bằng Bắc Bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của chính quyền Lê - Trịnh.

- Thứ hai, chính sách của chính quyền Lê - Trịnh thực thi ở Đàng Ngoài có tác động giữ gìn ổn định hoặc thúc đẩy sự khủng hoảng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

- Thứ ba, xã thôn là đơn vị trực tiếp phải tổ chức thực hiện các chính sách của nhà nước. Những việc phát sinh ngoài ý muốn của xã thôn như kiện tụng, sưu thuế, cung đốn cho binh lính, tìm người đi lính, chi phí quan dịch… đã đưa xã thôn tìm đến các cách thức để huy động ngân sách.

-Thứ tư, sự phát triển của đô thị trong hai thế kỷ XVII, XVIII cũng phản ánh sự chuyển biến của xã hội Đại Việt.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name:                           Tống VănLợi

Thesis title:                             Social transformation in the rural area of the Red River Delta during the 17th and 18th centuries

Scientific branch of the thesis: History

Major: Ancient and medieval history of Vietnam                              Code: 62 22 54 01

The name of postgraduate training institution:University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

  1. Thesis purpose and Objectives

The purpose of the research is to study the transformation process of Vietnam during the 17th and 18th centuries based on the use of different documents. The dissertation examines some case studies in order to clarify that transformation. It also analyzes the relation and interdependence between the social transformations of the Red River Delta and the state while shedding more light on the inherent impacts of such transformations on the history of Vietnam.

        2. Research methods

Historical methods and logical methods were employed to analyze historical perspectives with and triangulate information

The Red River Delta during the 17th and 18th centuries was where many major historical events took place that had repercussions on a national level. These historical events and phenomena did not exist in silo and separation. Rather, they were closely intertwined and interdependent. Therefore, it is necessary to examine events in their entirety, in relation with others, and treat them as a unified whole or integral components of a structure.

Considering the Vietnamese society at the earlier half of the 19th century as a close structure with multiple components that interacted with one another, the dissertation goes extra length in analyzing one specific issue that is key to the overall functioning of such a structure. As it examines social transformations and treats them as an independent object of research, the dissertation also considers them as a smaller substructure in organic relation with a broader socio-historical structure. At the same time, however, these social transformations can have their own features and evolutions.

The structural method (part-whole) therefore is regarded as an actualization of the Marxist methodology in the perception and analysis of socio-historical issues.

The dissertation applies quantitative analysis, area studies methods, interdisciplinary methods to generally identify exactly the area of research.

      3. Major results and conclusions

3.1 The major results

  • The thesis provides some arguments about the development and differentiation of the intellectual circle in the society, the gradual movement and transformation of the rural and urban areas, and their impacts on the national development.
  • The relations between the authorities and the villages through such activities as taxation, soldier conscription, as well as response methods and measures of the rural society and the official apparatus will show the reactions of the communes and villages.
  • The thesis also analyses some loopholes that could be taken advantage of by the communal and village heads to cause troubles to the local people.
  • Finally, the thesis attempts to exploit eclectically historical documents and sources to paint a true-to-life picture of the effectiveness of the state’s policies, in the form of grassroots level, bottom-up reflections.

3.2 Conclusions

  • First, the stable development of the Red River Delta had direct influence on the existence of the Lê - Trịnh ruling houses.
  • Second, the policies of the Lê - Trịnh authorities executed in the Northern Expanse or ĐàngNgoài served to either stabilize or speed up the crisis of the Red River Delta in the north.
  • Third, the communes and villages were the direct implementers of the state’s policies. The incidents that occurred beyond the will of the communes and villages such as litigation, taxation, military provisions and conscription, mandarin expenses, etc. meant that the communes and villages had to find ways to mobilize budget.
  • Fourth, the development of urban areas in the two centuries also was an indicator of the transformations of the Vietnamese society then.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây