TTLA: Tính tất yếu về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học

Thứ ba - 06/11/2018 03:24

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Bích Ngọc       2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/10/1975                                                 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12  năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định kéo dài thời gian học tập số: 4619/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Quyết định điều chỉnh giáo viên hướng dẫn và đổi tên đề tài luận án Tiến sỹ số: 2963/QĐ-XHNV ngày 14/11/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

7. Tên đề tài luận án: "Tính tất yếu về đa dạng hóa chức năng và cơ cấu tổ chức nghiên cứu và triển khai trong thiết chế tự chủ của khoa học"

8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ.                  9. Mã số: Thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Cao Đàm, TS. Trần Xuân Định

11.Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về lý thuyết:

- Với tư cách là hệ thống, tổ chức nghiên cứu và triển khai có tính thích nghi dưới tác động của môi trường để tồn tại và phát triển. Luận án đã giải quyết một cách cơ bản tính thích nghi hóa của tổ chức nghiên cứu và triển khai trong nền kinh tế thị trường là đa dạng hóa chức năng để tiến đến thiết chế tự chủ.

- Nghiên cứu đã cho thấy việc đa dạng hóa chức năng và cơ cấu thực chất là quá trình tái cơ cấu các tổ chức nghiên cứu và triển khai.

- Tái cơ cấu theo hướng đa dạng hóa chức năng và cơ cấu thúc đẩy tiến trình tự chủ và tạo ra năng lực tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai. Ngược lại, tự chủ lại là động lực cho việc hoàn thiện tái cơ cấu. Vì vậy, nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng tái cơ cấu và tự chủ là cặp song hành, không thể thiếu nhau, cả hai sẽ hỗ trợ và giúp nhau hoàn thiện.

Về thực tiễn:

- Nghiên cứu đã đưa ra được các bước để tiến hành tự chủ là: Đa dạng hóa hoạt động; Đa dạng hóa chức năng; Đa dạng hóa cơ cấu; Đa dạng hóa nguồn tài chính; Đa dạng hóa nguồn nhân lực; Đa dạng hóa sở hữu.

- Nghiên cứu đã cho thấy kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vừa là điều kiện, vừa là động lực cho tái cơ cấu và nền khoa học tự chủ, biến quyền tự chủ thành năng lực tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai.

- Nghiên cứu đã chứng minh điều kiện để tự chủ trong khoa học chính là điều kiện tái cơ cấu các tổ chức nghiên cứu và triển khai.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu cho lãnh đạo các tổ chức nghiên cứu và triển khai tham khảo trong quá trình tự chủ và những người xây dựng chính sách tham khảo phục vụ công tác xây dựng chính sách quản lý khoa học và công nghệ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho quá trình thực hiện tự chủ ở các tổ chức nghiên cứu và triển khai.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu tác động của thiết chế tự chủ đến quá trình tái cấu trúc các viện nghiên cứu và triển khai để từ đó đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.           

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Phạm Thị Bích Ngọc (2008), “Đào tạo trong các viện nghiên cứu”, Tạp chí Hoạt động Khoa học (12), tr.25-26.

2. Phạm Thị Bích Ngọc (2015), "Từ quyền tự chủ đến năng lực tự chủ ở các viện nghiên cứu và triển khai", Chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý - Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (2), tr.48-53.

3. Phạm Thị Bích Ngọc (2016), "NCKT - Viện công nghệ đầu tiên của Việt Nam", Chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý - Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (3), tr.34-40.

4. Phạm Thị Bích Ngọc (2017), "Tiến hóa của các viện ngiên cứu và triển khai ở Việt Nam trong tiến tình phát triển thiết chế tự trị", Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (3), tr.305-315.

5. Phạm Thị Bích Ngọc (2018), "Đa dạng về chức năng và cơ cấu của tổ chức nghiên cứu và triển khai là xu thế tất yếu của thiết chế tự trị trong khoa học", Chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý - Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (1), tr.48-52.

6. Erik Baark, Mai Hà, Phạm Tuấn Huy and Phạm Thị Bích Ngọc (2018), “Commercialization of Research through Spin-off Enterprises in VietNam during the 1990s”, Asian Research Policy, Vol. 9 (1) August 2018, p-ISSN: 2093-3509, e-ISSN: 2234-1889, pp. 14-29.

7. Phạm Thị Bích Ngọc (2015), “Hướng đi mới cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, Kỷ yếu Hội thảo Những vấn đề lý luận và các quan điểm tổ chức hệ thống KH&CN trong nền khoa học tự chủ, tr.87-93. (Hội thảo tổ chức ngày 31/01/2015).

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Pham Thi Bich Ngoc                       2. Sex: Female

3. Date of birth: 06/10/1975                                   4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number No: 2999/2013/QD-XHNV-SDH dated 30th December 2013 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: Decision on prolonging the learning period No: 4619/QD-XHNV dated 29th December 2016 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities; Decision on adjusting the supervisor and renaming the topic of the Doctoral Thesis No: 2963/QD-XHNV dated 14th November 2017 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities

7. Official thesis title: "The inevitability of functional and structure diversification of research and development organization in the autonomous institution of science."

8. Major: Science and Technology Management.     9. Code: Pilot

10. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Vu Cao Dam, Dr. Tran Xuan Dinh

11. Summary of the new findings of the thesis:

Regarding theory:

- As a system, R&D organizations with capability of changing under the influence of the environment to endured and develop. The dissertation has fully analyzed the capabilities of R&D organizations in a competitive market to functional adaptation for forming autonomy structure.

- Our researches had shown that the adaptation of functions and structures is basically a process of restructuring R&D organizations.

- Restructuring in the direction of diversifying functions and structures can accelerate the process of forming autonomy structure for R&D organizations. Conversely, requirements of autonomy are the motivation for restructuring. Thus, the study leads to a conclusion that restructure and autonomy structure are essentially dependent on each other, both to support and motivate one another.

Regarding practices:

- Research has provide the steps to achieve autonomy structure, which is: Diversification of activities; Diversification of functions; Adaptation of structure; Diversification funding sources; Diversification of human resources; Diversification of ownership forms.

- Research has shown that competitive market and international integration are both conditions and motivation for restructuring and autonomy science, turning autonomy into self-reliant capacity of R&D organizations.

- Research has proved that requirements for autonomy in science are also requirements for restructuring R&D organizations.

12. Practical applicability, if any:

The results of this study may be used as a reference document for leaders of research and development organizations in the process of forming autonomy structure and for regulatory authorities for the process of scientific management. The results also help creating a favorable legal corridor for the implementation of autonomization process in R&D organizations.

13. Further research directions, if any:

Analyze the impact of autonomization processes on the restructuring of R&D organizations to propose policy solutions to improve the efficiency of science and technology activities in the competitive market and international integration.

14. Thesis-related publications:

1. Pham Thi Bich Ngoc (2008), "Training in Research Institutes", Journal of Scientific Activities, Ministry of Science and Technology (12), pp. 25-26.

2. Pham Thi Bich Ngoc, Pham Quang Tuan (2015), "From Autonomy to Autonomous capacity”, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol.XXXI (2), pp. 48-53.

3. Pham Thi Bich Ngoc (2016), ""“NCKT” First Institute of Technology in Vietnam ", VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol.XXXII (3), pp. 34-40.

4. Pham Thi Bich Ngoc (2017), "Evolution of research and development institutes in Vietnam in the process of developing autonomous institutions", VNU Journal of Social Sciences and Humanities,Vol. III (2b), pp. 305-315.

  1. Pham Thi Bich Ngoc (2018), "The diversity of functions and structures of research and development organizations is an indispensable trend of the autonomous institution in science", VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol.XXXIV (1), pp. 48-52.

6. Erik Baark, Mai Ha, Pham Tuan Huy and Pham Thi Bich Ngoc (2018), "Commercialization of Research through Spin-off Enterprises in Vietnam during the 1990s",  Asian Research Policy  Vol. 9 (1) August 2018, p-ISSN: 2093-3509, e-ISSN: 2234-1889, pp. 14-29.

7. Pham Thi Bich Ngoc (2015), “New direction for research and development organizations to implement autonomy and self-responsibility”, Proceedings of Workshop on theoretical issues and views on the organization of the science and technology system in autonomous science, pp.87-93. (The workshop was held on 31/01/2015).

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây