Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Trang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/09/1986
4. Nơi sinh: Bệnh viện Yên Phong
5. Quyết định công nhận học viên số: 2647/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 14/11/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (trường hợp Nhất Linh)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.02 .40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thùy, giảng viên khoa Ngôn ngữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn “Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của Tự lực văn đoàn (trường hợp Nhất Linh)” tập trung tìm hiểu hai vấn đề: khảo sát, thống kê các từ biểu thị tình thái trong bốn tiểu thuyết của nhà văn Nhất Linh đã được chọn để nghiên cứu. Qua khảo sát, thống kê, đã phân loại được các phương tiện biểu thị tình thái thành từng loại, nhóm cụ thể. Thứ hai là phân loại biểu cảm và phân tích cấu trúc của từng loại biểu cảm đã được phân loại. Thông qua việc khảo sát, thống kê, phân loại các phương tiện biểu thị tình thái và phân tích cấu trúc câu theo loại biểu cảm, đã nhận xét và rút ra kết luận về chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi Tự lực văn đoàn trường hợp Nhất Linh.
Ngôn ngữ trong văn xuôi Nhất Linh có đầy đủ các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt và tùy từng tác phẩm mà có sự tập trung cao ở một số phương tiện biểu thị tình thái.
Ngôn ngữ văn xuôi của Nhất Linh rất giàu tính gợi cảm, gợi hình, khả năng biểu cảm đa dạng, dù ngôn ngữ đậm chất trí thức lãng mạn, nhưng không vì thế mà thiếu tính đa diện. đặc biệt, khả năng biểu cảm của văn xuôi Nhất Linh không chỉ dừng lại ở các phương tiện biểu thị tình thái mà còn ở cách dùng từ loại, ở văn phong rất chau chuốt, uyển chuyển.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài được thực hiện nhằm đưa đến một cái nhìn sâu sắc, kỹ lưỡng hơn về phong các nghệ thuật của Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng, từ đó giải thích được một phương diện trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đồng thời là một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về tác giả Nhất Linh cũng như các tác phẩm của ông
12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyễn Thị Thu Trang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/09/1986 4. Place of birth: Yen Phong hospital
5. Admission decision number: 2647/2014/QĐ-XHNV-SĐH on November 14, 2014 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi – Vietnam National University.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The Prose Language’s Expressive Function of Self-reliant Literature (in the case of Nhat Linh)
8. Major: Linguistics Code: 60.22.02.40
9. Supervisor: Asso. Prof.Nguyen Thi Phuong Thuy, lecturer at the Department of Linguistics at the University of Social Sciences and Humanities.
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis The Prose Language’s Expressive Function of Self-reliant Literature (in the case of Nhat Linh) focuses on two issues: surveying, statistically expressing words in the four novels of Nhat Linh that was chosen to study. Through surveys, statistics, we have been classified the means of expressing status into categories, specific groups. The second is the expressive classification and structural analysis of each type of expression that has been classified. Through surveys, statistics, classification of means of expression and analysis of sentence structure by type of expression, have commented and drawn conclusions about the expressive function of the prose language in The Prose Language’s Expressive Function of Self-reliant Literature with the case of Nhat Linh
Nhat Linh's prose language is full of means of expressing status in Vietnamese and depending on the literary, there is a high concentration in some means of expressing status.
Nhat Linh's prose language is rich in sensuality, eloquence, and expressive ability, despite the language of romantic intellectuals, but not without the lack of multifacetedness. In particular, the expressiveness of Nhat Linh’s prose does not stop at the means of expression but also in the use of the classsification word, which the style is very flexible.
11. Practical applicability, if any:
The thesis was conducted to give a more thorough insight about the art of the Tu Doan literature in general and Nhat Linh in particular, therefore explaining a aspect of the writer. At the same time, it is an useful reference in researching, studying about Nhat Linh as well as his literary.
12. Thesis-related publications: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn