TTLV: Phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong truyện chí quái Việt Nam (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục)

Thứ tư - 20/09/2017 03:06

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Huyền Thu           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16 /12 /1992

4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong truyện chí quái Việt Nam (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục)

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                   Mã số: 60.22.01.21

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thanh – Viện Văn học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

10. Tóm tắt các kết quả luận văn:

- Luận văn nghiên cứu về phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong truyện chí quái Việt Nam (qua Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục) để chỉ ra những phương thức mà Lý Tế Xuyên và Trần Thế Pháp đã dùng để thể hiện nhân vật kì ảo trong tác phẩm của mình. Từ đó, có thể thấy được những thành tựu trong xây dựng nhân vật kì ảo của Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Nhận thức được những đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện chí quái Việt Nam giai đoạn đầu. Góp phần hình dung thêm về con đường đi của văn xuôi kì ảo Việt Nam.

- Luận văn trình bày về những tiền đề ra đời Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục và khái quát về tác giả, văn bản Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục.

- Luận văn đi vào phân tích nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục và tiến hành phân loại các nhân vật kì ảo.

- Luận văn chỉ ra và phân tích các phương thức xây dựng nhân vật kì ảo mà Lý Tế Xuyên Trần Thế Pháp sử dụng. Đồng thời chỉ ra sự vận động của phương thức xây dựng nhân vật kì ảo từ Việt điện u linh tập đến Lĩnh Nam chích quái lục.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Việc nghiên cứu các phương thức thể hiện nhân vật kì ảo trong Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục có thể cung cấp những tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy hai tác phẩm này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu các phương thức thể hiện nhân vật kì ảo của truyện chí quái, thần kỳ trong văn học trung đại.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn

- “Quá trình vận động thể loại trong văn học Phật giáo Lý – Trần”, Tạp trí Văn hóa nghệ thuật, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, tr 87 – 90.

- “Tìm hiểu “Chất Thi – Thiền” trong thơ Thiền trữ tình thời Trần”, Tạp trí Dân tộc và thời đại, Hội Dân tộc học và nhân học Việt Nam, tr 56 – 59.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Huyen Thu                    2. Sex: Female

3. Date of birth: December 16th, 1992                4. Place of birth: Quang Ninh

Admission decision number: 3683/2015/QD-XHNV-SDH, dated December 31st, 2015 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.

Changes in academic process: none

7. Official thesis title: The ways of performing virtual characters in Vietnamese monstrous stories (through Viet dien u linh tap and Linh Nam chich quai luc)

8. Major: Vietnamese Literature                            Code:  60.22.01.21

9. Academic supervisor: Assoc. Prof. Ph.D. Vu Thanh – Literature Falcuty – Vietnam Academy of Social Sciences

10. Summary of the findings of the thesis:

- The thesis has conducted a research on  the ways of performing virtual characters in Vietnamese monstrous stories (through Viet dien u linh tap and Linh Nam chich quai luc) to show the ways used by Ly Te Xuyen and Tran The Phap in performing their virtual charaters.

Thus, it helps to present achievements in forming virtual characters of Viet dien u linh tap and Linh Nam chich quai luc, to be aware of artistic features of Vietnamese monstrous stories in the first period, to visualize the direction of Vietnamese monstrous prose.

- The thesis presents the introduction premise of Viet dien u linh tap and Linh Nam chich quai luc and generalize information related to the author, Viet dien u linh tap and Linh Nam chich quai luc .

-The thesis focuses on analyzing virtual characters in  Viet dien u linh tap and Linh Nam chich quai luc, and classifying virtual characters.

- The thesis shows and analyzes the ways of forming virtual characters used by Ly Te Xuyen and Tran The Phap; and presents movement of the ways of forming virtual characters from Viet dien u linh tap and Linh Nam chich quai luc.

11. Practical applicability:

Researching the ways of performing virtual characters in Viet dien u linh tap and Linh Nam chich quai luc) provides vital document to researches and lectures related to these two works.

12. Further research directions:

Research on the ways of performing virtual characters in monstrous and miraculous stories in medieval literature.

13. Thesis-related publications:

- “The genre movement of Buddhistic Literature in the Ly, Tran dynasty”, Journal of Culture and Art, Ministry of Culture, Sports an Tourism, page 87 – 90.

- “Finding out “Chất Thi – Thiền” in the poem Thien nu trinh thoi Tran”,  Journal of Ethnics and Age, Vietnam Ethnology and Anthropology Association, page 56 – 59.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây