TTLV: Đặc điểm ngôn ngữ trong hồi đáp lời khen của giới trẻ hiện nay trong tiếng Hán và tiếng Việt (qua tư liệu các trang mạng)

Chủ nhật - 17/09/2017 22:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Doãn Kiên (YIN JIAN)

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/12/1992

4. Nơi sinh: Vân Nam, Trung Quốc

5. Quyết định công nhận học viên số: 3071/2015/QĐ-XHNV, ngày 9 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:không có

7. Tên đề tài luận văn “Đặc điểm ngôn ngữ trong hồi đáp lời khen của giới trẻ hiện nay trong tiếng Hán và tiếng Việt (qua tư liệu các trang mạng)”

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học              Mã số:60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang,Viện ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan đến luận văn.

Chương 2:Đặc điểm của hồi đáp lời khen trong tiếng Hán của giới trẻ Trung Quốc và trong tiếng Việt của giới trẻ Việt Nam.

Chương 3:Tác động của các nhân tố ngoài ngôn ngữ đến hồi đáp lời khen của giới trẻ Trung Quốc và Việt Nam

Kết luận:Hiện nay, văn hóa truyền thống phương Đông nói chung , văn hóa  Trung Hoa và văn hóa Việt Nam nói riêng đang thay đổi theo hướng hiện đại với sự bình đẳng giới và tiếp nhận văn hóa phương Tây nên đã tác động mạnh vào lời khen cũng như hồi đáp khen. Theo đó, người ta sử dụng lời khen phổ biến hơn và cách tiếp nhận lời khen cũng đa dạng hơn. Đối với tiếp nhận lời khen, giới trẻ một mặt vẫn khiêm tốn trong cách hồi đáp theo cách “hạ giảm” nhưng mặt khác, sử dụng ngôn từ theo cách xã giao đó là, nói lời “cảm ơn”, “khen lại” người vừa khen mình.Nhìn chung, giới nam ưa thích các chiến lược hồi đáp như khen lại người vừa khen mình, hỏi lại về nội dung khen hoặc chỉ nói “cảm ơn”; giới nữ có xu hướng sử dụng lời nói cảm ơn và kèm theo những lời chia sẻ thông tin về nội dung được khen, bộc lộ cảm xúc,…

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng vào trong giao tiếp,  dịch thuật, học ngoại ngữ ( tiếng Trung Quốc và tiếng Việt).

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đề tài này có thể phát triển nghiên cứu đối chiếu Hán-Việt về khen và hồi đáp khen.

13.Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Doan Kien (YIN JIAN)              2. Sex: Female

3. Date of birth: December 15th, 1992        4. Place of birth: Yunnan, China

5. Decision on master student recognition No. 3017/2015/QD-XHNV dated December 09th, 2015 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities -Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in the training process: None

7. Thesistitle“LinguisticFeatures of responses to compliments used by the youth in Chinese and Vietnamese (through data from websites)”

8. Major: Linguistics                                        Code: 60.22.02.40

9. Academic Supervisor: Prof.Dr. Nguyen Van Khang, Institute of  Linguistics, Vietnam Acacdemy of social sciences

10. Summary of findings:

The thesisconsists of 3 chapters:

Chapter 1: Overview of research situation and theoretical basis related to the thesis

Chapter 2: Features of responses to compliments in Chinese for Chinese youth and in Vietnamese for Vietnamese youth.

Chapter 3: The impact of non-linguistic factors on responses to compliments by Chinese and Vietnamese youth

Conclusion: At present, Eastern traditional culture in general and Chinese-Vietnamese in particular are changing in the modern direction with gender equality and the reception of Western culture, thus strongly influencing compliment behavior. It is more popular for people to use compliments and the way they receive compliments is also more diverse. On the one hand, for receiving compliments, people tend to be modest with "reducing" responses, but on the other hand, they use words in a sociable way, saying "thank you", making "compliment" back to compliments. In general, men prefer some response strategies such as complimenting back to compliments, asking for compliments or just saying "thank you"; while women tend to use words of thanks attached with information about the content being complimented, to express emotions, etc.

11. Practical applicability:

Research results of the thesis can be applied in communication, translation, learning foreign languages (Chinese and Vietnamese).

12. Further research directions:

This thesis could develop comparative study of China-Vietnam compliments and compliment responses.

13. Thesis-related publications:None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây