Đào tạo

TTLV: Đặc điểm tính cách và động cơ sử dụng ứng dụng hẹn hò trực tuyến ở thanh niên độ tuổi đầu trưởng thành

Thứ năm - 22/05/2025 06:02

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Tùng Lâm                              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/9/1999

4. Nơi sinh: Hà Nội 

5. Quyết định công nhận học viên số: 5626/ QĐ-XHNV Ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm tính cách và động cơ sử dụng ứng dụng hẹn hò trực tuyến ở thanh niên độ tuổi đầu trưởng thành

8. Chuyên ngành: Tâm lý học (định hướng nghiên cứu) ; Mã số: 8310401.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Lượt, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

Nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng đặc điểm tính cách, động cơ sử dụng ứng dụng hẹn hò và mối liên hệ giữa đặc điểm tính cách, động cơ sử dụng ứng dụng hẹn hò và nhân khẩu học ở người trẻ Việt Nam đầu độ tuổi trưởng thành. Kết quả cho thấy tính dễ chịu là đặc điểm nổi bật nhất, trong khi tính hướng ngoại thấp nhất; nhóm nữ và không hợp giới có mức nhiễu tâm cao hơn; người thu nhập cao có xu hướng dễ chịu và tận tâm hơn; nhóm song tính thể hiện mức cởi mở cao nhất. Về động cơ, "Hòa nhập/giao lưu xã hội" là động cơ mạnh nhất, "Tăng trải nghiệm tình dục" thấp nhất. Nữ giới ưu tiên động cơ giao lưu xã hội và giải trí, nam giới thiên về động cơ tìm kiếm mối quan hệ và tình dục; người đi làm chú trọng tìm kiếm mối quan hệ; người có học vấn sau đại học có động cơ tình dục cao hơn; người song tính có động cơ giải trí cao nhất. Tính nhiễu tâm, hướng ngoại và tận tâm ảnh hưởng đến động cơ giao lưu; tính cởi mở ảnh hưởng tới động cơ giải trí.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

Kết quả luận văn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống cảnh báo cho người dùng ứng dụng hẹn hò có dấu hiệu tổn thương tâm lý, giúp họ nhận diện vấn đề và tìm kiếm hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, góp phần xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục nhằm giúp người trẻ hiểu rõ bản thân, định hướng mục tiêu sử dụng ứng dụng và xây dựng mối quan hệ lành mạnh.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu sâu hơn về nhóm đa dạng bản dạng giới hoặc nhóm có đặc điểm tính cách dễ bị tổn thương.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: 

 Lê Thị Minh Loan, Trần Thị Tùng Lâm (2023) Lòng tự trọng của học sinh trung học phổ thông: nghiên cứu giữa học sinh chuyên và học sinh không chuyên, Tạp chí Tâm lý học, Số 9 (294), 31-39.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Tran Thi Tung Lam                     2. Sex: Female

3. Date of birth: September 2, 1999                   4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 5626/QĐ-XHNV Dated December 29, 2025

6. Changes in academic process: 

7. Official thesis title: Personality Traits and Motivations for Using Online Dating Applications among Emerging Adults.

8. Major: Psychology (Research-oriented)   9. Code: 8310401.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Luot, Faculty of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

10. Summary of the findings of the thesis: 

          The study explores the current status of personality traits, motivations for using dating applications, and the relationships among personality traits, dating app usage motivations, and demographic factors in Vietnamese emerging adults. Findings indicate that agreeableness is the most prominent trait, while extraversion is the least expressed. Female and gender non-conforming individuals exhibit higher levels of neuroticism. Those with higher income tend to show greater agreeableness and conscientiousness. Bisexual individuals display the highest levels of openness. Regarding motivations, “Social Inclusion/Socializing” is the strongest, while “Enhancing Sexual Experience” is the weakest. Females prioritize social and entertainment - related motivations, whereas males are more inclined toward relationship-seeking and sexual motivations. Employed individuals emphasize relationship-seeking, while those with postgraduate education exhibit stronger sexual motivations. Bisexual participants report the highest level of entertainment motivation. Neuroticism, extraversion, and conscientiousness are associated with socializing motivation, while openness is linked to entertainment motivation.

11. Practical applicability, if any: The thesis highlights the importance of developing alert systems on dating applications to support users showing signs of psychological distress, helping them recognize issues and seek timely support. Additionally, it contributes to the development of educational programs aimed at helping young people better understand themselves, define purposeful app usage, and build healthy relationships.

12. Further research directions, if any: Further studies on gender-diverse groups or individuals with personality traits associated with higher vulnerability.

13. Thesis-related publications:   Le Thi Minh Loan, Tran Thi Tung Lam (2023) Self-esteem among high school students: A comparative study between gifted and non-gifted students. Journal of Psychology, (9)294, 31–39.

Tác giả: Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây