Đào tạo

TTLV: Quan hệ Ấn Độ - Pakistan (2014-2024)

Thứ tư - 14/05/2025 05:28

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Diệu Oanh              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 18/11/1998

4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận học viên số 5626/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ Ấn Độ - Pakistan (2014-2024)

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                       Mã số: 8310601.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Tuấn Thắng – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

Luận văn đã hoàn thành mục tiêu đề ra khi phân tích một cách hệ thống và toàn diện quan hệ song phương Ấn Độ – Pakistan giai đoạn 2014–2024. Trên cơ sở khảo sát các nhân tố tác động và thực trạng diễn biến quan hệ trên ba lĩnh vực chính, nghiên cứu đã rút ra những đặc điểm nổi bật và bản chất đối đầu bền vững trong quan hệ hai nước.

Về chính trị – ngoại giao, giai đoạn 2014–2016 chứng kiến một số nỗ lực đối thoại song phương, tiêu biểu là chuyến thăm bất ngờ của Thủ tướng Modi tới Pakistan (2015). Tuy nhiên, các cuộc tiếp xúc nhanh chóng đổ vỡ sau các vụ khủng bố như Pathankot (2016) và Pulwama (2019), kéo theo hành động trả đũa của Ấn Độ (không kích Balakot). Sau năm 2019, quan hệ ngoại giao giữa hai nước rơi vào tình trạng đóng băng, thiếu vắng đối thoại cấp cao và niềm tin chiến lược ngày càng xói mòn.

Về kinh tế, quan hệ thương mại song phương ở mức thấp và không tương xứng với tiềm năng. Sau quyết định của Ấn Độ về vấn đề Kashmir năm 2019, Pakistan tuyên bố đình chỉ thương mại với Ấn Độ, khiến kim ngạch hai chiều giảm mạnh. Các rào cản thuế quan, phi thuế quan và sự thiếu kết nối về hạ tầng, lòng tin đã ngăn cản hợp tác kinh tế phát triển. Giai đoạn 2014–2024 không ghi nhận tiến triển đáng kể nào trong lĩnh vực này.

Về an ninh – quân sự, hai nước duy trì trạng thái đối đầu liên tục, đặc biệt tại khu vực LoC với nhiều vụ vi phạm ngừng bắn. Quan hệ an ninh – quốc phòng chủ yếu mang tính răn đe, không hợp tác. Cả hai quốc gia đều theo đuổi chiến lược quân sự riêng: Ấn Độ chuyển sang học thuyết "phản công phủ đầu", trong khi Pakistan tiếp tục sử dụng các chiến thuật phi đối xứng và dựa vào liên minh với Trung Quốc. Đáng lo ngại hơn, tình trạng chạy đua vũ trang và nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân trong vùng xung đột vẫn hiện hữu.

Tổng thể, kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ Ấn Độ – Pakistan trong giai đoạn 2014–2024 mang đặc điểm đối đầu cố định, thiếu cơ chế kiểm soát khủng hoảng, trong khi triển vọng đối thoại thực chất vẫn rất hạn chế.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng trong việc tham khảo, đối chiếu khi xây dựng chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, luận văn đưa ra các bài học về duy trì đối thoại chiến lược, chính sách cân bằng – tự chủ, xây dựng lòng tin, và không để bị cuốn vào cạnh tranh nước lớn. Những hàm ý này có giá trị đối với việc hoạch định chính sách của Việt Nam trong quan hệ với các quốc gia Nam Á, cũng như trong xử lý quan hệ song phương phức tạp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

- Nghiên cứu vai trò của các tổ chức khu vực (SAARC, SCO) và cơ chế đa phương trong việc trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ – Pakistan.

Phân tích sâu tác động của học thuyết răn đe hạt nhân đến cấu trúc an ninh khu vực Nam Á.

- So sánh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới các thời kỳ khác nhau nhằm nhận diện xu hướng chuyển đổi chiến lược dài hạn.

- Mở rộng phân tích các yếu tố xã hội, truyền thông và dư luận trong hình thành chính sách đối ngoại giữa hai quốc gia.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Pham Dieu Oanh                          2. Sex: Female

3. Date of birth: 18/11/1998                                4. Place of birth: Vinh Phuc Province

5. Admission decision number: 5626/QĐ-XHNV     Dated: 29/12/2023

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: India–Pakistan Relations (2014–2024)

8. Major: International Relations                        9. Code: 8310601.01

10. Supervisors: Dr. Ngô Tuấn Thắng – University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis has successfully fulfilled its objective of systematically and comprehensively analyzing the bilateral relationship between India and Pakistan during the period 2014–2024. Based on a thorough assessment of the influencing factors and actual developments across three key areas, the study identified the prominent characteristics and enduring adversarial nature of the relationship between the two countries.

In terms of politics and diplomacy, the 2014–2016 period witnessed certain bilateral engagement efforts, notably Prime Minister Modi’s unexpected visit to Pakistan in 2015. However, diplomatic contacts quickly collapsed following terrorist incidents such as Pathankot (2016) and Pulwama (2019), leading to retaliatory actions by India, including the Balakot airstrikes. Since 2019, bilateral diplomacy has effectively frozen, marked by the absence of high-level dialogue and increasingly eroded strategic trust.

In the economic domain, bilateral trade remained modest and fell short of potential. Following India's decision regarding Kashmir in 2019, Pakistan suspended trade with India, resulting in a sharp decline in trade volume. Tariff and non-tariff barriers, insufficient infrastructure, and a lack of trust hindered economic cooperation. The 2014–2024 period saw no significant progress in this area.

Regarding security and military affairs, the two countries maintained a continuous state of confrontation, especially along the Line of Control (LoC), with numerous ceasefire violations. Bilateral defense relations were predominantly deterrence-based and non-cooperative. India adopted a more proactive military doctrine ("preemptive strikes"), while Pakistan pursued asymmetric strategies and deepened its strategic partnership with China. Alarmingly, both countries engaged in arms races, and the risk of nuclear escalation in disputed zones remained present.

Overall, the study concludes that India–Pakistan relations during 2014–2024 are characterized by fixed antagonism, a lack of effective crisis management mechanisms, and limited prospects for substantive dialogue.

12. Practical applicability, if any:

The thesis findings can serve as a reference for policymakers in formulating Vietnam's foreign policy in the current geopolitical context. In particular, the study offers valuable lessons on maintaining strategic dialogue, pursuing balanced and independent diplomacy, fostering mutual trust, and avoiding entrapment in great power competition. These implications are especially relevant for Vietnam’s engagement with South Asian countries and in managing complex bilateral relations in the Asia-Pacific region.

13. Further research directions, if any:

- Examine the role of regional organizations (e.g., SAARC, SCO) and multilateral mechanisms in mediating the India–Pakistan conflict.

- Analyse the strategic implications of nuclear deterrence doctrines on the security architecture of South Asia.

- Conduct comparative studies on India’s foreign policy across different leadership periods to identify long-term strategic shifts.

- Expand research on the influence of societal factors, political communication, and public opinion in shaping foreign policy decisions between the two nations.

14. Thesis-related publications: No

Tác giả: Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây