Đào tạo

TTLV: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nhật tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Thứ ba - 13/05/2025 05:38

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Hồi                         2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/03/1987

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nhật tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng

8. Chuyên ngành: Châu Á học;                                  Mã số: 8310608.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Lê Huy - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 

Luận văn này tập trung vào việc tìm hiểu tình hình thực tế trong việc giáo dục tiếng Nhật tại các trường tiểu học ở Việt Nam, đặc biệt tại Hải Phòng. 

Giáo dục tiếng Nhật tại bậc tiểu học ở Việt Nam bắt đầu từ các chương trình thử nghiệm tại một số trường chọn lọc. Sau khi đạt được kết quả khả quan, chương trình được mở rộng ra nhiều trường học trên toàn quốc, với số lượng học sinh học tiếng Nhật ngày càng tăng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và quy định để hỗ trợ chương trình này. Tuy nhiên, các văn bản hiện hành quá chú trọng vào truyền đạt tri thức mà chưa làm rõ mục tiêu giáo dục là xây dựng nhân cách và phát triển công dân toàn cầu.

Về thực trạng giảng dạy tiếng Nhật tại Hải Phòng đã và đang phát triển nhanh chóng nhờ hợp tác quốc tế và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Học sinh tiểu học tại đây thể hiện sự hứng thú với tiếng Nhật, nhận thấy lợi ích của nó trong việc mở rộng kiến thức văn hóa và cơ hội tương lai. Tuy nhiên, một số học sinh vẫn thiếu định hướng rõ ràng. 

Bên cạnh đó, luận văn cũng cho thấy sự chênh lệch về chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Hải Phòng chưa đáp ứng được mục tiêu cũng như định hướng mà BGD đề ra đối với chương trình tiếng Nhật cấp tiểu học. Những khó khăn mà học sinh và phụ huynh gặp phải khi có con em theo học tiếng Nhật cùng với những bất cập khi thiếu giáo viên chuyên môn cao, tài liệu giảng dạy phù hợp, và cơ sở hạ tầng. Hải Phòng cần nhiều giáo viên được đào tạo chuyên sâu hơn để đáp ứng nhu cầu học tập.

Đồng thời, tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tập trung vào đào tạo và phát triển chuyên môn cho giáo viên, cải thiện phương pháp giảng dạy, tạo môi trường học tập tích cực và xây dựng chương trình giáo dục với mục tiêu xây dựng nhân cách cho học sinh tiểu học. 

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): 

Luận văn này có nhiều khả năng ứng dụng thực tiễn trong việc cải thiện và phát triển chương trình giáo dục tiếng Nhật tại các trường tiểu học ở Việt Nam, đặc biệt là tại Hải Phòng. Dưới đây là những điểm nổi bật về khả năng ứng dụng thực tiễn của luận văn.

Luận văn cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về tình hình giảng dạy tiếng Nhật, từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể cho Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào những phân tích và giải pháp trong luận văn để điều chỉnh và cải thiện các văn bản hướng dẫn và quy định liên quan, đảm bảo chương trình giáo dục tiếng Nhật không chỉ tập trung vào tri thức mà còn vào việc xây dựng nhân cách, phát triển công dân toàn cầu.

Luận văn chỉ ra những thách thức hiện tại như thiếu giáo viên có chuyên môn cao, thiếu tài liệu giảng dạy phù hợp, và cơ sở hạ tầng hạn chế. Những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nhật được đề xuất trong luận văn như đào tạo chuyên sâu cho giáo viên, cập nhật phương pháp giảng dạy hiện đại, và xây dựng môi trường học tập tích cực có thể được áp dụng để cải thiện chất lượng giảng dạy.

Dựa vào những bất cập trong chương trình đào tạo hiện tại, luận văn đề xuất việc xây dựng và cập nhật tài liệu giảng dạy phù hợp hơn với nhu cầu và trình độ của học sinh. Điều này có thể được áp dụng để phát triển chương trình giảng dạy và tài liệu học tập mới, đồng thời đảm bảo nội dung không chỉ phong phú mà còn hấp dẫn và hiệu quả.

Nghiên cứu trong luận văn chỉ ra những khó khăn mà học sinh và phụ huynh gặp phải, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ và tư vấn tốt hơn. Các trường học có thể áp dụng các giải pháp này để giúp học sinh vượt qua những rào cản trong học tập và tạo động lực cho việc học tiếng Nhật.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): 

            Từ kết quả của luận văn “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nhật tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, tác giả có định hướng trong tương lai với những nghiên cứu tiếp theo như: “Nghiên cứu về hiệu quả của các phương pháp giảng dạy tiếng Nhật”; “Nghiên cứu về tác động của việc học tiếng Nhật đối với việc phát triển nhân cách của học sinh tiểu học”; “Nghiên cứu về nhu cầu đào tạo và phát triển giáo viên dạy tiếng Nhật”; “Nghiên cứu so sánh về chất lượng giáo dục tiếng Nhật tại thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng”,...

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name:   Pham Thi Hoi                                      2. Sex: Female

3. Date of birth:  20/03/1987

4. Place of birth:  Hai Phong

5. Official Dispatch confirming Digital Scholar: 2948/QĐ-XHNV                                  on  28/12/2021 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The Status Quo and Solutions for Improving the Quality of Japanese Language Education in Elementary Schools in Haiphong City

8. Major: Asian Studies            Code: 8310608.01

9. Supervisors: Dr.Pham Le Huy-University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.

10. Summary of the findings of the thesis: 

This paper focuses on understanding the actual situation of Japanese language education in elementary school in Vietnam, particularly in Haiphong City.

Japanese language education at the primary-school-level in Vietnam began with a pilot program in selected schools. Upon positive results, the program was expanded to many schools throughout the country, which led to the number of students learning Japanese has increased.

The Ministry of Education and Training issued many guidance documents and regulations to support the program. However, the current documents focus too much on imparting knowledge without clarifying the educational goals of character building and developing global citizens.

The current state of Japanese language education in Haiphong is developing rapidly, thanks to international cooperation and the attention of the local government. Elementary school students in such places show interest in the Japanese language and believe that the language can help broaden their cultural knowledge and future opportunities. However, some students do not yet have a clear academic direction.

Furthermore, the paper shows that the gap in Haiphong's Japanese language training program does not meet the goals and direction of the primary

-school-level Japanese language program set by the Board of Education. The difficulties faced by students and parents in having their children study the Japanese language are challenging, in addition to the lack of highly qualified teachers, appropriate teaching materials, and infrastructure. In Hai Phong, therefore, more professionally trained teachers are necessitated to meet learning needs.

Additionally , the authors proposed solutions to improve the quality of education by focusing on teacher training and professional development, improving teaching methods, creating a positive learning environment, and building educational programs aimed at building the character of elementary school students.

11. Practical applicability, if any: 

This paper has many practical applications for the improvement and development of Japanese language teaching programs in elementary schools in Vietnam, particularly in Haiphong. Below are highlights of the practical applicability of this paper.

The paper provides an overview and details of the situation of Japanese language education and therby provides specific recommendations to the Vietnamese Ministry of Education and Training. Policy makers can use the paper’s analysis and solutions to adjust and improve relevant guidance documents and regulations to ensure that Japanese language education programs focus not only on knowledge but also on character building and the development of world citizens.

The paper points to current challenges such as the lack of quality teachers, shortage of appropriate teaching materials, and limited infrastructure. The solutions proposed in the paper to improve the quality of Japanese language education include, but not limited to: thorough training for teachers, updating of current teaching methodologies, and creation of a positive learning environment, all of such can be applied to improve the quality of education.

Based on the inadequacies of the current training program, the paper proposes the development and updating of teaching materials that are more well-suited to the needs and aptitude of students. This can be applied to the development of new curricula and learning materials while ensuring that the content is not only rich but also engaging and effective.

The research in the paper points out the difficulties faced by students/parents and thereby suggests better means of support and counseling. Schools can apply these solutions to help students overcome barriers to learning and increase their motivation to learn Japanese.

12. Further research directions, if any: 

Based on the results of the paper “The Status Quo and Solutions for Improving the Quality of Japanese Language Education in Elementary Schools in Haiphong City”, further studies such as “Research on the Effectiveness of Japanese Language Teaching Methods” are conducted and future directions are indicated. ; “Research on the Influence of Japanese Language Learning on the Personality Development of Elementary School Students”; “Research on the Necessity of Training and Development of Japanese Language Teachers” “Comparative Study on the Quality of Japanese Language Education in Hanoi and Hai Phong City”...

13. Thesis-related publications: None

Tác giả: Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây