Đào tạo

TTĐA: Trị liệu tâm lý cho một trường hợp có các biểu hiện của rối loạn nhân cách dạng phân liệt.

Thứ hai - 19/05/2025 22:19

THÔNG TIN VỀ ĐỀ ÁN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Mạnh Thường                 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 14/01/1986

4. Nơi sinh: Nam Đàn, Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 4058 ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian đào tạo 6 tháng (12/2024 – 06/2025) theo Quyết định số 6934/QĐ-XHNV ngày 16 tháng 12 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài đề án: Trị liệu tâm lý cho một trường hợp có các biểu hiện của rối loạn nhân cách dạng phân liệt.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng;            Mã số: 8310402

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- GS.TS. Trần Thị Minh Đức, khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

- TS. Nguyễn Thị Anh Thư, khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của đề án: 

Đề án trình bày tổng quan về nhân cách và rối loạn nhân cách, trong đó tập trung vào các vấn đề khái niệm, lịch sử, dịch tễ, yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống, các đặc điểm lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-5-TR, ICD10, và cách tiếp cận mới của ICD11 đối với rối loạn nhân cách dạng phân liệt. Hơn nữa, đề án phân tích các tiếp cận trị liệu hiện nay đối với rối loạn nhân cách dạng phân liệt. 

Thân chủ được trị liệu bằng tiếp cận nhận thức – hành vi (CBT). Kết quả can thiệp cho thấy thân chủ có một số cải thiện về chức năng cuộc sống, giảm nhẹ các hành vi kém thích nghi, tăng khả năng nhận diện các cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, các suy nghĩ kém thích nghi nhìn chung ít thay đổi, các biểu hiện của tách rời/phân liệt còn rõ nét. 

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Từ các vấn đề lý luận và kết quả thu được trong thực tiễn can thiệp lâm sàng, đề án cung cấp thêm bằng chứng về hiệu quả cũng như hạn chế của trị liệu tâm lý bằng tiếp cận nhận thức - hành vi đối với rối loạn nhân cách dạng phân liệt (chưa loại trừ các yếu tố năng lực của nhà trị liệu).

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Thân chủ có các biểu hiện của rối loạn nhân cách phân liệt được can thiệp trong đề án bộc lộ các thiếu hụt nhận chức xã hội rõ rệt trong bối cảnh gia đình và xã hội không quá khác thường, đối chiếu với các quan điểm lý luận về nguyên nhân rối loạn, gợi ý một tình trạng thực thể, liên quan đến các đặc điểm sinh học của não bộ.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: không có.

 

INFORMATION ON PROJECT

1. Full name : Le Manh Thuong                          2. Sex: Male

3. Date of birth: January 1st 1986                        4. Place of birth: Nam Dan, Nghe An

5. Admission decision number: 4058 Dated December 28th 2022 of the Rector of  University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academic process: Extended training time (12/2024 – 06/2025) according to Decision No. 6394 issued by the Rector of  University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

7. Official project title: The psychological treatment for a case with symptoms of schizoid personality disorder. 

8. Major: Clinical Psychology                 9. Code: 8310402      

10. Supervisors:

Prof., PhD. Tran Thi Minh Duc

PhD. Nguyen Thi Anh Thu

11. Summary of the findings of the project:

      The project presents an overview of personality and personality disorders, focusing on conceptual issues, history, epidemiology, risk factors, impacts on life functioning, clinical characteristics, diagnostic criteria according to DSM-5-TR and ICD-10, as well as the new ICD-11 approach to schizoid personality disorder. Furthermore, the project analyzes current therapeutic approaches for schizotypal personality disorder.

      The client was treated using a cognitive-behavioral therapy (CBT) approach. The intervention results showed some improvement in the client's life functioning, a reduction in maladaptive behaviors, and an increased ability to identify negative emotions. However, maladaptive thoughts generally remained unchanged, and detachment/schizoid manifestations remained prominent.   

12. Practical applicability, if any:

      Based on theoretical issues and the results obtained from clinical intervention practice, the project provides additional evidence on the effectiveness as well as the limitations of cognitive-behavioral therapy (CBT) for schzoid personality disorder (without excluding therapist competency factors).

13. Further research directions, if any:

      The client exhibiting signs of schizoid personality disorder, who received intervention in this project, exhibited marked deficits in social cognition despite coming from a relatively unremarkable family and social background. When compared to theoretical perspectives on the disorder’s etiology, these observations suggest an physical condition associated with the biological features of brain functioning.

14. Project -related publications: None.

Tác giả: Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây