THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thế Nguyên 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 26/02/1983
4. Nơi sinh: xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 5626/QĐ-XHNV; Ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc (2014-2023)
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Anh Thư, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Ngày 22 tháng 5 năm 2014, nhóm tướng lĩnh Quân đội Hoàng gia Thái Lan do tướng Prayuth Chan-o-cha đứng đầu đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và nắm quyền điều hành đất nước cho đến năm 2023. Trong giai đoạn 2014-2023, Thái Lan duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ nhưng đồng thời thắt chặt quan hệ quốc phòng với Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội, tìm kiếm sự ủng hộ đối với tính chính danh của chính quyền quân sự và hạn chế rủi ro có thể bị cô lập trên trường quốc tế. Giai đoạn 2014-2023 chứng kiến quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trên ba lĩnh vực chính gồm trao đổi phái đoàn quân sự, tổ chức diễn tập chung và mua bán vũ khí trang bị. Trong đó, hai bên duy trì đều đặn trao đổi phái đoàn quân sự các cấp, mở rộng các cuộc diễn tập chung và tăng cường mua bán các loại vũ khí trang bị hiện đại, điển hình như tàu ngầm S26T lớp Nguyên. Trong giai đoạn này, quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc nổi lên ba đặc điểm chính là: (1) Mặc dù hai nước có sự khác biệt về thể chế chính trị, con đường phát triển, học thuyết quân sự và quy mô quân đội nhưng quan hệ quốc phòng giữa hai nước phát triển ổn định. (2) Thái Lan thể hiện sự chủ động trong quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác quốc phòng mà không quan tâm đến những xáo trộn chính trị trong nước của Thái Lan. (3) Dù tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc nhưng Thái Lan kiên định không xa Mỹ. Quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc phát triển gây ra nhiều ảnh hưởng đến khu vực và Việt Nam như tạo ra thách thức đối với đoàn kết nội khối của ASEAN, gia tăng chạy đua vũ trang trong khu vực và làm phức tạp hơn việc xử lý vấn đề Biển Đông. Trên cơ sở đánh giá tình hình khu vực và thế giới, xu hướng hợp tác quốc phòng giữa hai nước, nhu cầu hiện đại hóa quân đội của Thái Lan và các yếu tố khác, cũng như sử dụng các công cụ như phân tích thực trạng, diễn ngôn của lãnh đạo, tham khảo ý kiến các chuyên gia, đưa ra ba kịch bản xu hướng quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc: (1) Kịch bản 1: Quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc tiếp tục được mở rộng (nhiều khả năng xảy ra). (2) Kịch bản 2: Quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc duy trì mức độ hợp tác nhưng không có đột phá (khả năng xảy ra ở mức trung bình). (3) Kịch bản 3: Quan hệ quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc suy giảm do các yếu tố chính trị hoặc kinh tế (khả năng xảy ra thấp).
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Cung cấp nguồn tài liệu cập nhật, hệ thống về tiến trình hợp tác quốc phòng Thái Lan - Trung Quốc. Làm tài liệu tham khảo trong xây dựng chính sách và đối ngoại quốc phòng của Việt Nam. Sử dụng trong giảng dạy tại các học viện, nhà trường trong quân đội.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mở rộng nghiên cứu quan hệ quốc phòng-an ninh Thái Lan - Trung Quốc. Cập nhập những diễn biến, xu hướng mới từ sau năm 2023, gắn với những biến động của bối cảnh tình hình thế giới và khu vực.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen The Nguyen 2. Sex: Male
3. Date of birth: 26/02/1983 4. Place of birth: Ha Mo Village, Dan Phuong District, Ha Noi City
5. Admission decision number: 3310/QD-XHNV Dated 02/7/2024
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Thailand – China Defense Relations (2014-2023)
8. Major: International Relations 9. Code: 8310601.01
10. Supervisors: Dr. Vu Thi Anh Thu, Faculty of International Studies, University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis:
On May 22, 2014, a group of Royal Thai Army generals, led by General Prayuth Chan-o-cha, staged a coup that overthrew the government of Prime Minister Yingluck Shinawatra and took control of the country’s administration until 2023. During the 2014-2023 period, Thailand maintained its alliance with the United States while simultaneously strengthening its defense relations with China. This dual-track approach aimed to modernize its military, seek support for the legitimacy of the military-led government, and avoid the risk of international isolation. This period witnessed significant growth in Thailand-China defense relations, particularly in three key areas: military delegation exchanges, joint military exercises, and arms sales. The two sides consistently maintained regular exchanges of military delegations at various levels, expanded joint drills, and increased the purchase of modern military equipment, such as the S26T Yuan-class submarine. Three main characteristics of Thailand-China defense relations during this period can be identified: (1) Despite differences in political systems, development paths, military doctrines, and military scale, defense ties between the two countries developed in a stable and consistent manner. (2) Thailand demonstrated a proactive role in its defense engagement with China. At the same time, China showed willingness to enhance cooperation regardless of Thailand’s internal political instability. (3) While deepening defense relations with China, Thailand remained firmly aligned with the United States, refraining from distancing itself from its traditional ally. The evolving defense relationship between Thailand and China had several regional implications, including challenges to ASEAN unity, an intensifying arms race in the region, and further complications in addressing the South China Sea issue. Based on an assessment of regional and global dynamics, the trajectory of bilateral defense cooperation, Thailand’s military modernization needs, and other contributing factors - as well as using analytical tools such as current state analysis, leadership discourse, and expert consultations - the thesis proposes three potential scenarios for the future of Thailand-China defense relations: (1) Scenario 1: Defense ties between Thailand and China continue to expand (high probability). (2) Scenario 2: Defense relations maintain the current level of cooperation without major breakthroughs (moderate probability). (3) Scenario 3: Defense cooperation declines due to political or economic factors (low probability).
12. Practical applicability, if any: Provide updated and systematic sources on the progress of defense cooperation between Thailand and China. Use as reference materials in the formulation of Vietnam's defense policy and foreign relations. Applicable in teaching at military academies and institutions.
13. Further research directions, if any: Expand the study of Thailand-China defense and security relations. Update on developments and new trends since 2023, linked to changes in the global and regional context
14. Thesis-related publications: No
Tác giả: Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn