TTLV: Đóng góp của tín đồ Phật giáo đối với xã hội Việt Nam qua khảo cứu tại quận Tây Hồ thành phố Hà Nội

Thứ tư - 07/08/2024 22:11
1. Họ và tên học viên: Phan Nhật Tiến
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 19/11/1985
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số:  2279 /2022/QĐ-XHNV ngày 22/8/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Đóng góp của tín đồ Phật giáo đối với xã hội Việt Nam qua khảo cứu tại quận Tây Hồ thành phố Hà Nội
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học              Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Phân tích các vấn đề lý luận và khái quát chung về địa bàn nghiên cứu, luận văn cho thấy: Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ những ngày đầu du nhập Phật giáo đã được người Việt đón nhận, những tín đồ Phật giáo Việt Nam đầu tiên đã học theo những Tăng sĩ Ấn Độ những thực hành tôn giáo đơn giản như thờ Phật, lạy Phật, tụng kinh,…  Đến thời Lý – Trần, với chính sách “nâng đỡ” Phật giáo của nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ, tín đồ Phật giáo Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Với truyền thống “hộ quốc an dân”, đồng hành cùng dân tộc, thời kỳ nào tín đồ Phật giáo Việt Nam cũng có những đóng góp thiết thực vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Tín đồ Phật giáo Việt Nam đã xây dựng truyền thống, bản sắc riêng: Tín đồ Phật giáo Việt Nam có hình thành từ sớm, tương đối đông đảo, đa dạng về thành phần; Tín đồ Phật giáo Việt Nam chăm chỉ thực hành nghi lễ, duy trì sinh hoạt tôn giáo tương đối đều đặn; Tín đồ Phật giáo Việt Nam có niềm tin Phật giáo dung hòa trong niềm tin với các tín ngưỡng bản địa; Tín đồ Phật giáo Việt Nam đều có tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó với dân tộc, thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, có nhiều đóng góp trong lịch sử.
Tây Hồ là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội. Nơi đây có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa là nền tảng để phát triển bền vững trong bối cảnh mới. Đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây phong phú và đa dạng với hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, trong số đó Phật giáo là tôn giáo chiếm ưu thế. Vùng đất Tây Hồ có rất nhiều những ngôi chùa cổ, lịch sử lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam, những sinh hoạt Phật giáo nơi đây đã trở thành nét đẹp truyền thống trong đời sống người dân. Chính vì lẽ đó, tín đồ Phật giáo quận Tây Hồ đông đảo, có nhiều hoạt động thiết thực, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng quận Tây Hồ ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Từ lý luận và thực tiễn, luận văn phân tích và chỉ ra trong thời gian qua, tín đồ Phật giáo quận Tây Hồ đã có nhiều đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng phát triển quận Tây Hồ. Luận văn đã phân tích những đóng góp đó trên hai khía cạnh theo phân loại đối tượng: tu sĩ Phật giáo và tín đồ tại gia. Những phân tích cho thấy tín đồ Phật giáo quận Tây Hồ phần lớn đều đã làm tròn nghĩa vụ ở cả hai góc độ: người công dân Việt Nam luôn cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước và người tín đồ tôn giáo trọn đời vì đạo, đưa đạo vào đời để đạo trường tồn. Mặc dù trong một thực thể, sự phân tách đó chỉ mang tính chất tương đối nhưng đã thể hiện được những đóng góp cụ thể của mỗi tín đồ Phật giáo trong sự nghiệp “phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, thực hiện đúng phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”.  Trong những bước đường phát triển của quận Tây Hồ trong thời gian tới, chính quyền quận luôn xác định: phát huy mọi nguồn lực phục vụ cho phát triển, trong đó nguồn lực tín đồ các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là một nguồn lực có nhiều đặc thù, cần những chính sách và sự quan tâm phù hợp để phát huy tốt vai trò, đóng góp của nguồn lực này.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn góp phần phát huy vai trò của tín đồ Phật giáo trong khối đoàn kết toàn dân xây dựng và phát triển quận Tây Hồ.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nguồn lực tôn giáo
- Tôn giáo và tín ngưỡng bản địa
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
         
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Phan Nhat Tien
2. Sex: Male
3. Date of birth: 19/11/1985
4. Place of birth: Hai Duong
5. Admission decision number: 2279/2022/QĐ-XHNV dated 22/8/2022 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
6. Changes in academic progress: None
7. Official thesis title: Contributions of Buddhists to Vietnamese society through research in Tay Ho district, Hanoi
8. Major: Religion studies;                     Code: 8229009.01
9. Supervisor:   Associate Professor. Doctor. Tran Thi Kim Oanh, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
10. Summary of the findings of the thesis:
Analyzing theoretical issues and generalizing the research area, the thesis shows that: Buddhism came to Vietnam very early, from the first days of its introduction, Buddhism was welcomed by Vietnamese people, the first Vietnamese Buddhists learned from Indian monks simple religious practices such as worshiping Buddha, bowing to Buddha, chanting sutras, etc. During the Ly - Tran dynasties, with the policy of "supporting" Buddhism of the Ly and Tran dynasties, Vietnamese Buddhism flourished and Vietnamese Buddhists grew rapidly in both quantity and quality. With the tradition of "protecting the country and supporting the people" and accompanying the nation, Vietnamese Buddhists have always made practical contributions to the cause of building and defending the country. Vietnamese Buddhists have built their own traditions and identities: Vietnamese Buddhists were formed early and are relatively numerous and diverse in composition.; Vietnamese Buddhists diligently practice rituals and maintain relatively regular religious activities; Vietnamese Buddhists have Buddhist beliefs that harmonize their beliefs with indigenous beliefs; Vietnamese Buddhists all have a spirit of patriotism, solidarity and attachment to the nation, perform well their roles, duties and responsibilities as citizens, and have made many contributions in history.
Tay Ho is an inner-city district of Hanoi city, with much potential for economic and social development. This place has a rich historical and cultural tradition that is the foundation for sustainable development in the new context. The cultural and spiritual life of the people here is rich and diverse with a rich system of beliefs and religions, among which Buddhism is the dominant religion. Tay Ho has many ancient temples, a long history associated with the development history of Vietnamese Buddhism. Buddhist activities here have become a traditional beauty in people's lives. For that reason, there are a large number of Buddhist in Tay Ho district, with many practical activities, contributing significantly to the cause of building Tay Ho district to become increasingly rich, beautiful, and civilized.
From theory and practice, the thesis analyzes and shows that in recent times, Buddhists in Tay Ho district have made many important contributions to the construction and development of Tay Ho district. The thesis analyzed those contributions in two aspects according to classification of subjects: Buddhist monks and lay believers. Analyzes show that Buddhist believers in Tay Ho district have largely fulfilled their obligations in both aspects: Vietnamese citizens always devote themselves to their homeland, country and society, religious believers spend their lives devoted to religion, bringing religion into their life to longly exist. Although within an entity, that separation is only relative, it demonstrates the specific contributions of each Buddhist believer in the cause of "serving sentient beings is making offerings to the Buddhas", implementing true to the motto of the Vietnam Buddhist Sangha "Dharma - Nation - Socialism". In the development steps of Tay Ho district in the coming time, the district government always determines: promoting all resources to serve development, in which the resources of religious believers in general and Buddhism in particular are resources with many characteristics, requiring appropriate policies and attention to promote the role and contribution of this resource.
11. Practical applicability:
The research results applied in practice contribute to promoting the role of Buddhists in the solidarity of the entire people to build and develop Tay Ho district.
12. Further research directions:
Religious resources, Indigenous religions and beliefs
13.  Thesis-related publications:
 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây