1. Họ và tên học viên: Đỗ Phú Dương
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/10/1980
4. Nơi sinh: Quảng Nam
5. Quyết định công nhận học viên số: 2279/2022/QĐ/XHNV ngày 22/8/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam ở Thái Nguyên: Lịch sử và hiện tại
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học; Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới
TS. Nguyễn Hữu Thụ
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Chương 1 luận văn đã khái quát chung về tinh thần nhập thế của Phật giáo, trong đó tinh thần nhập thế được hiểu là tâm thế và hành động phục vụ nhân sinh, đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống xã hội làm lợi lạc cho xã hội, tinh thần nhập thế đó được thực hiện bởi các nhà tu hành, tín đồ Phật tử của Phật giáo. Khi vào Việt Nam, Phật giáo hòa quyện với văn hóa Việt Nam, hình thành một nền Phật giáo Việt Nam mang đậm đặc trưng văn hóa Việt Nam. Tinh thần nhập thế trở thành đặc điểm nổi trội của Phật giáo Việt Nam, thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là thời kỳ Lý – Trần. Trong thời đại hiện nay, với bối cảnh mới, tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam vẫn được thể hiện xuyên suốt, duy trì, phát huy truyền thống “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc. Thiên nhiên ưu đãi Thái Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Người dân Thái Nguyên có đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng. Với đông các dân tộc cùng sinh sống trên một vùng, tạo nên sự đặc sắc về văn hóa cho vùng đất Thái Nguyên. Về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, người dân Thái Nguyên có nền tảng là hệ thống tín ngưỡng bản địa với các sinh hoạt tín ngưỡng mang nét đặc trưng của các tộc người hiện nay vẫn được lưu truyền, gìn giữ. Bên cạnh đó, người dân Thái Nguyên có ba tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành. Phật giáo đến với Thái Nguyên từ rất sớm, ngay từ thời đầu khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, đến thời Lý – Trần nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây. Lịch sử Phật giáo Thái Nguyên đồng hành cùng lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của nhân dân Thái Nguyên anh hùng.
Chương 2 luận văn phân tích về tinh thần nhập thế của Phật giáo ở Thái Nguyên trong lịch sử và hiện tại. Trong các thời kỳ trước, tinh thần nhập thế của Phật giáo ở Thái Nguyên thể hiện rõ nét ở những đóng góp của Phật giáo trong đời sống nhân dân, những ngôi chùa trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng làng, ở những giá trị đạo đức Phật giáo góp phần hình thành nên đạo đức con người Thái Nguyên từ ngàn đời. Tinh thần nhập thế đó thể hiện đặc biệt rõ nét ở những đóng góp của Phật giáo trong cuộc cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước của nhân dân Thái Nguyên nói riêng, nhân dân cả nước nói chung. Trong thời đại mới hiện nay, Phật giáo ở Thái Nguyên lại viết tiếp truyền thống lịch sử của mình. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay thể hiện: Ở Thái Nguyên, Phật giáo đóng vai trò là tôn giáo có đông tín đồ nhất, đáp ứng, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Các Tăng Ni luôn là tấm gương đời sống tốt đạo đẹp đời để nhân dân noi theo; các Tăng, Ni, Phật tử nghiên chỉnh chấp hành đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh; các Tăng, Ni, Phật tử tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, góp phần an sinh xã hội tại địa phương; Phật giáo Việt Nam ở tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Tinh thần nhập thế đó của Phật giáo cần được phát huy, khẳng định vai trò, đóng góp của nguồn lực tôn giáo trong công cuộc xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và học tập, ứng dụng vào thực tiễn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nhập thế Phật giáo, Tôn giáo và xã hội hiện đại.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
- Full name: Do Phu Duong
- Sex: Male
- Date of birth: 10/10/1980
- Place of birth: Quang Nam
- Admission decision number: 2279/2022/QĐ-XHNV dated 22/8/2022 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
- Changes in academic progress: None
- Official thesis title: The spirit of incarnation of Vietnamese Buddhism in Thai Nguyen: History and present
- Major: Religion studies; Code: 8229009.01
- Supervisor: Associate Professor. Assoc. Prof. Do Thi Hoa Hoi
Dr. Nguyen Huu Thu
- Summary of the findings of the thesis:
Chapter 1 of the thesis gave a general overview of the spirit of incarnation in Buddhism, in which the spirit of incarnation is understood as the mindset and actions of serving humanity, bringing Buddhist teachings into social life to benefit others. The spirit of incarnation is carried out by monks and Buddhist followers of Buddhism. When entering Vietnam, Buddhism blended with Vietnamese culture, forming a Vietnamese Buddhism with bold Vietnamese cultural characteristics. The spirit of incarnation became an outstanding feature of Vietnamese Buddhism, expressed throughout history, especially during the Ly - Tran period. In the current era, in the new context, spirit of incarnation of Vietnamese Buddhism is still expressed throughout, maintaining and promoting the tradition of "protecting the country and supporting the people" of Vietnamese Buddhism. Thai Nguyen is a province in the northern midland and mountainous region. Nature favors Thai Nguyen with many conditions for economic development. Thai Nguyen people have a rich and diverse cultural and spiritual life. With many ethnic groups living together, creating cultural uniqueness for Thai Nguyen. Regarding belief and religious life, Thai Nguyen people have the foundation of an indigenous belief system with religious activities that are typical of ethnic groups and still handed down and preserved today. Besides, Thai Nguyen people have three main religions: Buddhism, Catholicism and Protestantism. Buddhism entered to Thai Nguyen very early, right from the beginning when Buddhism was introduced to Vietnam, by the Ly - Tran dynasties many large pagodas were built to become the center of cultural activities of people here. The history of Thai Nguyen Buddhism accompanies the history of building and protecting homeland and country of Thai Nguyen people.
Chapter 2 of the thesis analyzes spirit of incarnation of Buddhism in Thai Nguyen in history and at present. In previous periods, the incarnation spirit of Buddhism in Thai Nguyen was clearly shown in contributions of Buddhism to people's lives, temples became places of spiritual and cultural activities of the village community, Buddhist moral values have contributed to shaping the morality of Thai Nguyen people for thousands of years. That spirit of incarnation is especially clearly shown in the contributions of Buddhism in the struggle to protect homeland and country of Thai Nguyen people in particular and people of the country in general. In the current new era, Buddhism in Thai Nguyen continues to write its historical tradition. The spirit of incarnation of Vietnamese Buddhism in the current context is shown: In Thai Nguyen, Buddhism plays role of the religion with the most followers, meeting and serving the needs of people. Monks and nuns are always examples of good and beautiful lives for people to follow; Monks, nuns, and Buddhists strictly comply with policies and laws of Party, State and local authorities, actively respond to patriotic emulation movements, and actively contribute to the cause of construction Thai Nguyen province to be increasingly rich, beautiful, and civilized; Monks, nuns, and Buddhists actively participate in social charity activities, contributing to local social security; Vietnamese Buddhism in Thai Nguyen province pays special attention to ethnic minorities, contributing to strengthening the great solidarity of entire people.
That incarnation spirit of Buddhism needs to be promoted, affirming the role and contribution of religious resources in building Thai Nguyen province to be increasingly rich, beautiful and civilized.
11. Practical applicability:
The thesis can be used as reference and study material, applied in practice.
- Further research directions:
Buddhism incarnation, Religion and modern society
13. Thesis-related publications: