TTLV: Trị liệu tâm lý cho trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ

Thứ sáu - 16/08/2024 04:33
1. Họ và tên học viên: Đinh Phương Hạnh;                                2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/07/1994
4. Nơi sinh: Hạ Long - Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/2021/QĐ-XHNV
Ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định kéo dài thời gian học tập số 3904/QĐ-XHNV ngày 21/8/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời gian kéo dài từ 09/9/2023 đến 08/3/2024
Quyết định kéo dài thời gian học tập số 1148/QĐ-XHNV ngày 1/3/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời gian kéo dài từ 09/3/2024 đến 08/9/2024
7. Tên đề tài luận văn: Trị liệu tâm lý cho trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng (định hướng ứng dụng); Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.BS Vũ Thy Cầm
Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Rối loạn khí sắc chu kỳ có ảnh hưởng nặng nề và dai dẳng đến chất lượng cuộc sống của người rối loạn cảm xúc chu kỳ. Tuy nhiên, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về rối loạn khí sắc chu kỳ và trị liệu tâm lý cho ca rối loạn khí sắc chu kỳ. Chưa có báo cáo trị liệu tâm lý cho một trường hợp cụ thể rối loạn khí sắc chu kỳ ở Việt Nam.
Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về rối loạn khí sắc chu kỳ và báo cáo tiến trình trị liệu tâm lý cho một trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ. Trị liệu chủ yếu bằng liệu pháp Nhận thức hành vi (CBT) kết hợp với Hành vi biện chứng (DBT) cùng với thư giãn và một số bài tập, kỹ thuật khác. Sau tiến trình can thiệp nhận thấy: việc sử dụng trị liệu tâm lý có tác dụng tích cực đến thân chủ. Thân chủ đã hình thành được các niềm tin mới tích cực, cải thiện được chất lượng các mối quan hệ, phát triển được các kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề nhằm tăng khả năng thích nghi với chính bản thân mình và môi trường sống; từ đó góp phần làm gia tăng chất lượng cuộc sống của thân chủ ở hiện tại và tương lai.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu đã khái quát cơ sở lý luận về rối loạn khí sắc chu kỳ. Từ đó có thể sử dụng cơ sở lý luận này trong quá trình sàng lọc, nhận biết và chẩn đoán đối tượng rối loạn khí sắc chu kỳ để có những hỗ trợ kịp thời, phù hợp. Bản thân người rối loạn khí sắc chu kỳ, gia đình và những người quan tâm cũng có thể sử dụng cơ sở lý luận để tự nâng cao nhận thức của bản thân về rối loạn khí sắc chu kỳ.
Nghiên cứu cũng đã chứng minh được hiệu quả của trị liệu tâm lý đối với rối loạn khí sắc chu kỳ. Có thể ứng dụng trị liệu tâm lý cho trường hợp rối loạn khí sắc chu kỳ nhằm hình thành được các niềm tin mới tích cực, cải thiện được chất lượng các mối quan hệ, phát triển được các kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề để tăng khả năng thích nghi, từ đó góp phần làm gia tăng chất lượng cuộc sống của người rối loạn khí sắc chu kỳ.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name : Dinh Phuong Hanh                      2. Sex: Female
3. Date of birth: 10/07/1994                               4. Place of  birth: Quang Ninh
5. Admission decision number: 1811/2021/QĐ-XHNV Dated 08/09/2021 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.       
6. Changes in academic process:
Extending the study period by 6 months, from 09/9/2023 to 08/3/2024 (Decision to extend the study period of graduate student No. 3904/QĐ-XHNV  dated 21/8/2023 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi)
Extending the study period by 6 months, from 09/3/2024 to 08/9/2024 (Decision to extend the study period of graduate student No. 1148/QĐ-XHNV  dated 1/3/2024 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi)
7. Official thesis title: Psychotherapy for a case of cyclothymic disorder
8. Major:  Clinical Psychology                                  9. Code: 8310401.02
10. Supervisors: M.D Vu Thy Cam, National Institute of Mental Health
11. Summary of the findings of the thesis:
Cyclothymia (cyclothymic disorder) has a severe and persistent impact on the quality of life of people with cyclothymic disorder. However, in the world as well as in Vietnam, there have not been many studies on cyclothymia and psychotherapy for cyclothymia. There has been no report on psychotherapy for a specific case of cyclothymic disorder in Vietnam.
The thesis has presented the theoretical basis of cyclothymia and reported the process of psychotherapy for a case of cyclothymic disorder. The treatment is mainly by Cognitive Behavioral Therapy (CBT) combined with Dialectical Behavior Therapy (DBT) along with relaxation and some other exercises and techniques. After the intervention process, it was found that the use of psychotherapy had a positive effect on the client. The client has formed new positive beliefs, improved the quality of relationships, developed problem-solving coping skills to increase the ability to adapt to herself and the living environment; thereby contributing to increasing the quality of life of clients in the present and future.
12. Practical applicability, if any:
The study has reviewed the theoretical basis of cyclothymic disorder. From there, this theoretical basis can be used in the process of screening, identifying and diagnosing people with cyclothymic disorder to provide timely and appropriate support. Clients with cyclothymic disorder, their families and those who care can also use the theoretical basis to improve their awareness of cyclothymic disorder.
The study has also demonstrated the effectiveness of psychotherapy for cyclothymic disorder. Psychotherapy can be applied to cases of cyclothymic disorder to form new positive beliefs, improve the quality of relationships, develop problem-solving coping skills to increase adaptability, thereby contributing to increasing the quality of life of people with cyclothymic disorder.
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications: No
 



 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây