TTLV: Ứng xử với môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ (nghiên cứu trường hợp xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)

Thứ năm - 15/08/2024 23:01
1. Họ và tên học viên: Vũ Nam Hoàng:    2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 12/12/1999
4. Nơi sinh: Thị trấn Liên Nghĩa - huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng
5. Quyết định công nhận học viên số: 2279/2022/QĐ-XHNV ngày 22 tháng 08 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Ứng xử với môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ (nghiên cứu trường hợp xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)
8. Chuyên ngành: Văn hoá học;                 9. Mã số: 8229040.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đinh Đức Tiến, Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn nghiên cứu ứng xử của người dân xã An Thanh với môi trường tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu nhất định.
Trước hết là diễn trình lịch sử của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây bắt đầu từ canh tác nông nghiệp truyền thống không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật đến canh tác nông nghiệp có sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ này và quay trở lại canh tác nông nghiệp theo phương thức truyền thống ban đầu.
Thứ hai, nguyên nhân, mục đích khiến một bộ phận nông dân nơi đây quay trở lại canh tác nông nghiệp là hiệu quả kinh tế mà họ đạt được. Dù sản lượng lúa từ canh tác nông nghiệp không cao như phương pháp canh tác có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, nhưng phương thức canh tác này mang lại nguồn lợi rươi, cáy (có giá trị kinh tế cao) trong hệ sinh thái đồng ruộng, chiếm phần lớn thu nhập của nông dân. Hơn nữa, nhờ nhận diện được canh tác truyền thống là sản xuất nông nghiệp hữu cơ bởi “tầng lớp tinh hoa địa phương”, lúa và các nông sản khác trong hệ sinh thái này tiếp tục mang lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân. Những yếu tố trên là nguyên nhân thúc đẩy mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Những tri thức bản địa được nông dân vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức bản địa vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ và khai thác nguồn lợi rươi, cáy. Mặt khác, những tri thức này giúp nông dân có thể khai thác hiệu quả, ứng xử hải hòa với những sinh vật đã mang lại lợi ích kinh tế cho họ. Nhờ đó, số lượng của chúng không bị rơi vào tình trạng kiệt quệ vì khai thác quá mức.
Điều quan trọng nhất, ứng xử của người dân với môi trường tự nhiên ngày càng được nâng cao nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế chung, bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, ứng xử này không chỉ dừng lại ở những nông dân có lợi ích trực tiếp từ canh tác hữu cơ mà nó đã trở thành ý thức tự giác của cả cộng đồng. Hiểu theo một cách khác, ý thức này chính là văn hóa cộng đồng.   
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho người dân ở xã An Thanh trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, luận văn còn giúp chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý và việc hoạch định chính sách, quy hoạch và phát triển.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, nhân học môi trường, sinh thái học văn hóa.
14. Các công trình trước đó công bố có liên quan đến luận văn: Không
                                                                                 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


 
1. Full name: Vu Nam Hoang                                 2. Sex: Male
3. Date of birth: 12/12/1999                                       4. Place of birth: Lam Dong Province.
5. Admission decision number: 2279/2022/QĐ-XHNV             Dated: 22/8/2022
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Behavior towards the natural environment in organic agricultural production (A case study in An Thanh Commune, Tu Ky District, Hai Duong Province)
8. Major: Culture Studies         9. Code: 8229040.01
10. Supervisors:  PhD. Dinh Duc Tien – University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis studies the behavior of An Thanh commune people towards the natural environment in organic agricultural production. Through the research process, the thesis has achieved certain research results.
First of all, it is the historical process of agricultural production activities in An Thanh commune, Tu Ky district, Hai Duong. Agricultural production activities of the people here started from traditional agricultural cultivation without using chemicals and pesticides to agricultural cultivation using these scientific and technological achievements and returning to agricultural cultivation according to the original traditional method.
Second, the reason and purpose of making a part of farmers here return to agricultural cultivation is the economic efficiency they achieve. Although the rice yield from agricultural cultivation is not as high as the cultivation method using pesticides, pesticides and chemical fertilizers, this cultivation method brings a source of worms and crabs (with high economic value) in the field ecosystem, accounting for the majority of farmers' income. Furthermore, thanks to the recognition of traditional farming as organic agricultural production by the “local elite”, rice and other agricultural products in this ecosystem continue to bring a significant source of income to farmers. These factors are the reasons for the expansion of organic agricultural production areas.
Indigenous knowledge is flexibly and creatively applied by farmers in organic agricultural production and the exploitation of earthworm and clam resources. On the other hand, this knowledge helps farmers to effectively exploit and behave in harmony with the creatures that have brought them economic benefits. Thanks to that, their numbers do not fall into a state of exhaustion due to overexploitation.
Most importantly, people's behavior towards the natural environment is increasingly improved to protect common economic interests and protect the health of the whole community. Besides, this behavior is not only limited to farmers who directly benefit from organic farming, but it has become a self-consciousness of the whole community. In other words, this consciousness is community culture.
12. Practical applicability, if any: The thesis can be used as a reference for managers in planning policies of management and developing non-public units into participating in the preservation and promotion of cultural heritage values in Vietnam.
13. Further research directions, if any: The relationship between humans and the natural environment, environmental anthropology, cultural ecology.
14. Thesis-related publications: No

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây