TTLA: Chính sách đa văn hóa của Cộng hòa Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục

Thứ sáu - 14/12/2018 04:40

Tên tác giả: Nguyễn Thị Như

Tên luận án: Chính sách đa văn hóa của Cộng hòa Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục.

Ngành khoa học của luận án:

Chuyên ngành: Đông Nam Á học                     Mã số: 62 31 06 10

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

* Mục đích nghiên cứu:Luận án được thực hiện để trình bày một cách có hệ thống quá trình hình thành và phát triển chính sách đa văn hóa của Singapore qua các giai đoạn lịch sử trên phương diện tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục. Qua đó làm rõ tác động, tầm ảnh hưởng của chính sách đa văn hóa đến sự phát triển của Singapore.

* Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách đa văn hóa của Chính phủ Singaporetrên phương diện tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dụcvới những vấn đề chính yếu sau: người khởi xướng,đối tượng chính của chính sách, quá trình triển khai, hiệu quả và những vấn đề đặt ra của chính sách.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Để triển khai Luận án, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Thông qua phương pháp này, tổng thểchính sách đa văn hóa của Singapore được tiếp cận, soi chiếu từ nhiều góc độ của các lĩnh vực khác nhau mà phạm vi luận án đặt ra qua các lĩnh vực cụ thể là tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục.

- Phương pháp tổng hợp và  phân tích: Chính sách đa văn hóa của Singapore trải qua một quá trình thăng trầm và tương đối dài nhằm. Sử dụngphương  pháp này, chúng tôi có thể tổng hợp quá trình triển khai chính sách ở các khía cạnh khác nhau, từ đó phân tích, luận giải để thông qua cái riêng tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến, thấy được bản chất, đặc điểm, vai trò chính sách văn đa văn hóa của Singapore.

- Phương pháp quy nạp và diễn giải:. Văn hóa xã hội Singapore rất đa dạng và phức tạp nên chính sách đa văn hóa áp dụng vào các chính sách trong từng lĩnh vực cụ thể tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục đòi hỏi phải đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng.Việc vận dụng phương pháp này giúp liên kết các hiện tượng riêng lẻ, độc lập với nhau để tìm ra bản chất của đối tượng nghiên cứu.chỉ ra và giải thích các cơ sở về mặt lý luận, thực tiễn chi phối các chính sách của chính phủ Singapore trong các lĩnh vực phạm vị luận án đề cập.

3. Kết quả chính và kết luận

3.,1 Các kết quả chính

- Giải thích cơ sở hình thành Chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục.

- Hệ thống hóa một số chính sách đa văn hóa của Singapore từ khi giành độc lập đến nay liên quan tới lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục.

- Phân tích nội dung và các nhân tố chi phối chính sách đa văn hóa của Singapore, chứng minh được nguồn gốc, giải pháp, cách thực thi, hiệu quả và tầm ảnh hưởng của chính sách đa văn hóa của Singapore từ khi ra đời đến nay.

- Thông qua việc hệ thống và phân tích các chính sách đa văn hóa của Singapore, có thể đưa ra bài học tham  khảo hữu ích và những gợi ý trong việc xây dựng, đổi mới, hoạch định chính sách văn hóa của Việt Nam hiện nay.

3.2 Kết luận

 - Thứ nhất, chính sách đa văn hóa của Singapore được manh nha hình thành do tính chất đa văn hóa của Singapore xuất hiện trước độc lập và thành lập nhà nước quốc gia. Nó cũng có thể được truy nguyên từ một đề xuất của Anh đối với Liên minh Malaysia trong giai đoạn 1945-1946, nhằm chuẩn bị cho việc bán đảo tách khỏi thuộc địa mà không gây hệ lụy cho lợi ích kinh tế của Anh sau khi độc lập. Mặt khác, sau nhiều cuộc bạo loạn xảy ra của người dân phản ứng với chính quyền thuộc địa nhằm tìm cách bảo vệ quyền lợi, vị trí của cộng đồng mình trong xã hội, trong Ủy ban Giáo dục lịch sử được triệu tập năm 1955, các bên chính thức công nhận Singapore là một xã hội đa tộc người và thực hiện nguyên tắc giáo dục đa văn hóa bằng cách đối xử bình đẳng với tất cả bốn dòng ngôn ngữ trong giáo dục là Melayu, Hoa, Anh và Tamil, đặt nền tảng cho thể chế đa văn hóa ở Singapore. Trên cơ sở đó, sau khi độc lập, chính phủ Singapore thành lập và thể chế hóa thuyết đa văn hóa với tư cách là nguyên tắc hướng dẫn về quản trị và quản lý các quan hệ tộc người ở Singapore, tiếp tục duy trì, hoàn thiện và phát triển cho đến ngày nay.

- Thứ hai, việc nghiên cứu chính sách đa văn hóa của Singapore trên phương diện tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục cho thấy, Singapore có khung pháp lý bảo đảm cho chính sách đa văn hóa được thực hành triệt để và thể chế hóa các chính sách này qua những quyền cụ thể của từng cộng đồng dân cư. Đây được xem là điểm khác biệt thể hiện tính quyết liệt trong việc thực thi chính sách đa văn hóa của Singapore so với nhiều nước hiện đang thực hành chính sách đa văn hóa như Mỹ, Anh, Australia, Canada…

- Thứ ba,với khung pháp lý và việc thể chế hóa các chính sách đa văn hóa nói trên, không sự phát triển nào ở Singapore được dự kiến và ghi nhận mà không có sự tác động của các chính sách của chính phủ. Việc thực hành chính sách đa văn hóa đã cho phép chính phủ Singapore hóa giải tức thì các mâu thuẫn nội tại của đất nước trong những ngày đầu độc lập cho đến những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng và phát triển. Từ góc nhìn của một lý thuyết xã hội, chính sách đa văn hóa đã góp phần quan trọng làm nên sự phát triển vượt bậc của Singapore.

- Thứ tư, chính sách đa văn hóa cũng không thể giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề, vì thế Singapore vẫn đứng trước những thách thức nhất định như đã được chỉ ra ở phần đánh giá của chương 4. Đặc biệt, tiềm ẩn trong việc nhà nước công nhận bốn nhóm sắc tộc chính là việc các nhóm này có sự hoàn thiện đầy đủ về mặt thể chế, rất dễ dẫn đến sự phân mảnh trong xã hội, mặc dù không có sự phân chia từng nhóm ở những khu vực địa lý riêng biệt cụ thể như trong giai đoạn Singapore dưới thời thuộc địa. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của chính phủ trong việc hoàn thiện các chính sách cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, vì một Singapore đa văn hóa và gắn kết.

- Thứ năm, thành công trong việc thực thi chính sách đa văn hóa ở Singapore là sự kết hợp đồng bộ của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cũng có thể lý giải cho sự thành công kỳ diệu ấy là do các chính sách đa văn hóa của Singapore được áp dụng cho một đất nước đặc thù về diện tích, là quốc đảo gồm một đảo lớn và hơn 60 đảo nhỏ với tổng diện tích chỉ khoảng 719 km2. Bởi vậy, việc thực thi và triển khai, quản lý chính sách đến từng cộng đồng, từng dân cư sẽ được bắt buộc thực hiện, áp dụng dễ dàng và quyết liệt hơn. Các chính sách vì thế nhanh chóng đem lại hiệu quả hoặc bộc lộ những bất cập, chính phủ theo đó có thể kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung hay sửa đổi các chính sách cho phù hợp.

- Thứ sáu, tất cả các chính sách đa văn hóa mang tính cốt lõi trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục đều cơ bản được Singapore xây dựng, thực thi từ những năm đầu đất nước độc lập. Chính vì vậy, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu - vị Thủ tướng đầu tiên của Singapore có vai trò cá nhân và dấu ấn đặc biệt quan trọng trong các chính sách này.

- Cuối cùng, với những nội dung cơ bản được triển khai như trên, luận án Chính sách đa văn hóa của Cộng hòa Singapore trên phương diện tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục”có một số đóng góp mới. Trên phương diện học thuật, luận án là công trình khoa học đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu chính sách đa văn hóa của Singapore tập trung trên ba phương diện tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục, góp phần bổ sung cho hệ thống tài liệu nghiên cứu học thuật, giảng dạy về Đông Nam Á, về chính sách văn hóa nói chung và về đất nước Singapore nói riêng. Về mặt phương pháp luận, luận án sử dụng thành công phương pháp tiếp cận liên ngành khi nghiên cứu chính sách đa văn hóa của Singapore trong các lĩnh vực cụ thể. Qua đó khẳng định, phương pháp tiếp cận liên ngành là công cụ đặc biệt, cần thiết và hữu hiệu trong nghiên cứu văn hoá hiện nay.Về mặt thực tiễn, luận án có thể đưa ra những gợi ý trong việc xây dựng, đổi mới, hoạch định chính sách văn hóa của Việt Nam hiện nay, nhất là trong lĩnh vực tôn giáo và giáo dục; tăng cường mối quan hệ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam - Singapore nói riêng và Việt Nam với khu vực Đông Nam Á nói chung.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thi Nhu           

Thesis title: Multicultural Policy of the Republic of Singapore in the fields of religions, languages and education

Scientific branch of the thesis:

Major:             Southeast Asian Studies                Code: 62 31 06 10

The name of postgraduate training institution: Faculty of Oriental Studies  - VNU, University of Social Sciences and Humanities

1. Thesis purpose and objectives

* Purpose of the study: The dissertation was conducted to systematically present the process of forming and developing Singapore's multicultural policy through historical, religious, linguistic and educational periods. This explains the impact of multiculturalism on the development of Singapore.

Research Objectives: The religious, linguistic and educational policies of the Singapore Government are multidisciplinary with the following key issues: initiators, main policy beneficiaries, implemented process, effectiveness and policy issues.

2. Research methods

To implement the dissertation, the researcher uses the following research methods:

- Interdisciplinary Approach: Through this approach, Singapore's overall multicultural policy is approached and explored from various perspectives the different fields that the dissertation sets out, namely, religions, languages and education.

- Synthesis and theoretical analysis: Singapore's multicultural policy goes through a process of ups and downs and a relatively long aim. Using this method,, we can synthesize the process of implementing the policy in different aspects, from which we analysis, the explanation to pass through the private find the general, through the phenomenon of discovery through the peculiarities to find out the universality, the nature, characteristics and role of multiculturalism policy of Singapore.

- Inductive and interpretive methods: Singapore's social culture is very diverse and complex, so multicultural policies apply to the policies in specific areas of religion, language and education that require deepening the relationship between nature and phenomena. Using this method helps to link individual, independent phenomena to find out the nature of the object, to identify and explain the theoretical and practical bases that govern the policies of the Singapore government in the fields of the dissertation.

3, Major results and conclusions

3.1. The major results

- Explaining the foundation of Singapore's multicultural policy in the fields of religions, languages and education.

- To systemize some of Singapore's multicultural policies since the independence in relation to religions, languages and education.

- Analysis of the content and factors that govern the multiculturalism of Singapore, demonstrating the origin, solution, implementation, effectiveness and influence of Singapore's multicultural policy from its inception nowadays.

- Through the system and analysis of Singapore's multicultural policies, it is possible to provide useful reference lessons and suggestions for the development, renewal and cultural policy making of Vietnam from now on.

3.2. Conclusion

Firstly, Singapore's multicultural policy was shaped by the multicultural nature of Singapore, which emerged from independence and the establishment of a national state. It could also be traced back to a British proposal to the Malaysian Alliance in the period 1945-1946, in preparation for the island's removal from the colonies without implicating Britain's economic interests and independence. On the other hand, after many of the riots of the people reacting to the colonial government in seeking to protect their rights and the position of their community in society, the Committee for Historical Education was convened in 1955, the parties officially recognize Singapore as a multi-ethnic society and implement the principle of multicultural education by treating equality with all four language lines in education: Melayu, Chinese, English and Tamil, laying the foundation for multiculturalism in Singapore. On that basis, after independence, the Singapore government established and institutionalized multiculturalism as the guiding principle of governance and the management of ethnic relations in Singapore, and continued to improve and develop until now.

- Secondly, the study of Singapore's multicultural policy in terms of religions, languages and education shows that Singapore has a legal framework to ensure that multiculturalism is thoroughly practiced and institutionalized. These policies go through the specific rights of specific communities. This is considered a difference in the implementation of multiculturalism in Singapore compared to many countries currently practicing multicultural policies such as USA, UK, Australia and Canada.

- Thirdly, with the legal framework and institutionalization of the above-mentioned multicultural policies, none of the developments in Singapore are planned and documented without these influences of government policies. The practice of multiculturalism has allowed the Singaporean government to immediately resolve the country's internal conflicts in the early days of independence to the contradictions that have arisen in the process of building and developing. From the perspective of a social theory, multiculturalism has made an important contribution to the rapid development of Singapore.

Fourthly, multiculturalism is not able to adequately address all issues, so Singapore is still facing certain challenges as pointed out in the evaluation of Chapter 4. In particular, the recognition of four ethnic groups by the state means that these groups have complete institutional perfection, which is easy to fragment in society, although there is no division within the population, especially, geographically specific areas as it was during the colonial Singapore period. This requires continuous efforts by the government to complete the policies in line with the requirements of society, for a multicultural and cohesive Singapore.

- Successful implementation of multiculturalism in Singapore is a coherent combination of factors. However, it can also be said that Singapore's multicultural policies have been applied to a land-specific country, a large island nation and more than 60 smaller islands with a total area of ​​only 719 km2. Therefore, the implementation and management, policies to each community, each group of the population will be forced to implemen, easier and more drastic. Thus, the policies quickly and effectively or reveal inadequacies, so that governments can draw on experience, add or modify policies accordingly.

- Sixthly, all major multicultural policies in the field of religions, languages and education are all fundamentally built by Singapore from the early years of independence. As such, the late Prime Minister Lee Kuan Yew, Singapore's first prime minister, has a personal and significant role to play in these policies.

- Finally, with the basic contents of the above, the "Multicultural Policy dissertation of the Republic of Singapore in terms of religion, language and education" has a number of new contributions. In terms of scholarship, the dissertation is the first scientific research in Vietnam to study the multicultural policy of Singapore focusing on three aspects of religion, language and education, contributing to the financial system and academic research, teaching in Southeast Asia, cultural policy in general and Singapore in particular… In terms of methodology, the dissertation successfully uses the interdisciplinary approach when studying multiculturalism in Singapore in specific areas. Through this, the interdisciplinary approach is a special, necessary and effective tool in the study of culture today. In practical terms, the dissertation may provide suggestions for the development, renovation and cultural policy making of Vietnam at present, especially in the fields of religion and education which strengthens the relationship and promotes mutual understanding between Vietnam - Singapore in particular and Vietnam with Southeast Asia in general.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây