TTLV: Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù của tỉnh Cao Bằng

Thứ ba - 10/05/2022 02:53
1. Họ và tên: Dương Thị Loan.
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/3/1986
4. Nơi sinh: Bình Long, Hòa An, Cao Bằng
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2000/QĐ-XHNV ngày 24/12/2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo
7. Tên đề tài luận văn: Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù của tỉnh Cao Bằng
8. Chuyên ngành: Du lịch học;                                      Mã số: 8810101.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS Nguyễn Phạm Hùng, Giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Cao Bằng có nguồn tài nguyên văn hóa đặc sắc, hiện nay sản phẩm du lịch văn hóa của Tỉnh đang dần khẳng định giá trị, góp phần quan trọng hình thành thương hiệu du lịch Cao Bằng. Trong nước, có nhiều công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch nhưng hiện nay sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù ở Cao Bằng chưa có công trình đi sâu tìm hiểu, là hướng nghiên cứu mới, còn khoảng trống về nghiên cứu. Các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù có nhiều tiềm năng, giá trị nhưng hiện phát triển chưa tương xứng; thị trường khách du lịch rộng lớn nhưng chưa xúc tiến, quảng bá hiệu quả.
    Từ thực tiễn và những cơ hội rộng mở phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù tại Cao Bằng. Để bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu về sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương. Đồng thời, góp phần định hướng cho Cao Bằng thực hiện thành công mục tiêu đột phá về phát triển du lịch, vấn đề “Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù của tỉnh Cao Bằng” được tác giả lựa chọn nghiên cứu. 
    Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển sản phẩm và điểm đến du lịch đặc thù; Khảo sát, đánh giá nguồn lực, chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa của Cao Bằng; Đề xuất giải pháp đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù nhằm thu hút du khách đến với Cao bằng, góp phần phát triển du lịch bền vững tại địa phương.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nâng cao chất lượng sản phẩm Du lịch văn hóa của tỉnh Cao Bằng, Phát triển sản phẩm Du lịch cộng đồng của tỉnh Cao Bằng…
INFORMATION ON MASTER THESIS THESIS
1. Full name: Duong Thi Loan
2. Sex: Female
3. Date of birth: 15/3/1986
4. Place of birth: Binh Long commune, Hoa An district, Cao Bang province
5. Admission decision number: 2705/2000/ QĐ-XHNV date  Dec 24th, 2020 by Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process
7. Official thesis title: Developing typical cultural tourism products of Cao Bang province
8. Major: Tourism;                                                      Code: 8810101.01        
9. Supervisors: Assoc.Prof.Dr Nguyen Pham Hung, Lecturer of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis: Cao Bang province has a unique cultural resource, currently, cultural tourism products of the province are gradually affirming their value, making a significant contribution to creating the Cao Bang tourism brand. In Vietnam, there is much research on tourism products, however, there is still a lack of profound research regarding typical cultural tourism products in Cao Bang, therefore, it is a new research direction and contains some research gaps. Although typical cultural products consist of great potential and values, they have not been developed to their full potential; the tourist market is large, however, the tourism promotion has not been carried out effectively.
From real situation and great opportunities to develop typical cultural tourism products in Cao Bang; to narrow the gap in research on local cultural tourism products; at the same time, contributing to the orientation towards the successful implementation of the breakthroughs in tourism development of Cao Bang, “Developing typical cultural tourism products of Cao Bang province” was selected for research. 
This thesis systematizes the theoretical basis of typical tourism products, product development and specific tourist destinations; surveys and evaluates the resources and quality of cultural tourism products of Cao Bang; proposes investment solutions, introduces typical cultural tourism products to attract tourists to Cao Bang, contributing to local sustainable tourism development.
11. Practical applicability, if any: applicable in reality.
12. Further research directions, if any: Improving the quality of cultural tourism products, and developing community-based tourism products of Cao Bang province

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây